jeudi 24 août 2017

Ca sĩ Lệ Thanh -một thời rồi rơi vào quên lãng


Ca sĩ Lệ Thanh -một thời rồi rơi vào quên lãng



Tiếng hát Lệ Thanh

Vào những thập niên 60 thời còn phòng trà Anh Vũ, Kim Sơn, Hòa Bình ở SG đêm nào cũng có mặt người thư sinh Đỗ Lễ rất yêu tiếng hát của nữ ca sĩ Lệ Thanh. Một ca sĩ có bàn tay không mấy đẹp với sắc vóc trung bình nhưng giọng ca nồng nàn với những nốt vuốt độc đáo mà hình như cho tới bây giờ chưa có người thay thế. Có người cho rằng tiếng hát ca sĩ Xuân Thu hơi giông giống Lệ Thanh, nhưng chỉ giống ở phần láy âm.
NHạc sĩ Đỗ Lễ đã để lòng mình mở rộng đón tiếng hát Lệ Thanh đi sâu vào cõi thầm kín nhất của tình si.Từ tiếng ca chất chứa nỗi lòng tan tác bởi chia ly của người nữ ca sĩ tài hoa này đã dẫn Đỗ Lễ vào bến si mê. Yêu giọng ca, yêu cả con người. khoảng năm 1963 - 1964 cũng là lúc Lệ Thanh lên xe hoa với một người khác. Trước tin này, Đỗ Lễ thất điên bát đảo trong tâm hồn. Anh thường trực tìm đến men rượu để chia sầu nhạc phẩm "Sang Ngang" ra đời trong trạng thái đó với tấm lòng tan nát, ôm mối tình của hai con đường song song không bao giờ gặp nhau.

vendredi 11 août 2017

70 năm Tình Ca Việt Nam - Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước

Dương Thiệu Tước (1915-1995) là một nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng và được coi là một trong những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt Nam.
http://baotreonline.com/wp-content/uploads/2017/07/duong-thieu-tuoc2.jpgDương Thiệu Tước sinh ngày 15 tháng 5 năm 1915, quê ở làng Vân Ðình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Ðông (nay thuộc Hà Nội). Xuất thân trong gia đình Nho học truyền thống, ông là cháu nội cụ nghè Vân Ðình Dương Khuê, nguyên Ðốc học Nam Ðịnh.
Thuở nhỏ ông học ở Hà Nội, trong thập niên 1930 ông gia nhập nhóm nghệ sĩ tài tử Myosotis (Hoa lưu ly) gồm Thẩm Oánh, Lê Yên, Vũ Khánh. Ông vào miền Nam sinh sống từ năm 1954. Tại Sài Gòn ông làm chủ sự phòng văn nghệ tại Ðài phát thanh Sài Gòn đồng thời được mời làm giáo sư dạy Lục huyền cầm/Tây ban cầm tại trường Quốc gia Âm nhạc. Sau ngày miền Nam mất nước năm 1975, nhạc của ông bị cấm đoán và ông cũng bị mất chỗ dạy học tại trường Quốc gia Âm nhạc.
Vợ chính thất cũng là vợ đầu của ông là bà Lương Thị Thuần, hiện con cái đang sống tại Ðức và Hoa Kỳ.
Vợ sau của ông là Minh Trang, một ca sĩ nổi tiếng thập niên 1950, có con riêng là ca sĩ Quỳnh Giao. Ông bà sống hạnh phúc trong 30 năm, có với nhau 5 người con là: Dương Hồng Phong, Vân Quỳnh (ca sĩ hải ngoại), Vân Dung, Vân Hòa, Vân Khanh [1].
Sau năm 1975 do bệnh tật nên ông ở lại Sài Gòn. Năm 1978 bà Minh Trang cùng các con định cư ở nước ngoài.

mercredi 9 août 2017

70 năm Tình Ca Việt Nam - Nhạc sĩ Văn Cao (Phần3)

kỳ 3
Hoài Nam biên soạn
Thanh Thư chuyển văn bản

http://baotreonline.com/wp-content/uploads/2017/07/van-cao-va-trinh-cong-son.jpgNăm 1944 khi tài năng đã nở rộ, Văn Cao viết Thiên Thai và Trương Chi. Hai ca khúc được hậu thế đánh giá là hai tuyệt phẩm của ông, cũng như của cả nền nhạc tình Việt Nam. Trước hết nói về Thiên Thai, bản này Văn Cao lấy cảm hứng từ hai bài thơ Ðường là Ðào Nguyên Hành của Vương Duy và Lưu Nguyễn Nhập Thiên Thai của Tào Ðường. Xưa nay, các thi văn nhân cũng như các nhạc sĩ Việt Nam chịu ảnh hưởng của Ðường Thi không phải là ít, và số tác giả lấy cảm hứng từ hai bài thơ Thiên ThaiÐào Nguyên cũng khá nhiều, chẳng hạn Vũ Hoàng Chương, Tản Ðà, Phạm Duy. Thế nhưng, chính như Phạm Duy đã phải nhận xét, “Chỉ có Văn Cao mới dẫn dắt chúng ta tới đỉnh cao nhất của tình ái, cũng như sẽ đưa ta vào cõi sâu thẳm nhất của khổ đau, với hai câu truyện cổ dân gian, biến thành 2 bản tình ca muôn thuở tức Thiên Thai và Trương Chi.”

70 năm Tình Ca Việt Nam - Nhạc sĩ Văn Cao (Phần2)

Văn Cao (1923-1995) tên thật là Nguyễn Văn Cao, là một nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thơ, sinh tại Hải Phòng. Ông là một trong những gương mặt quan trọng nhất của nền tân nhạc VN. Nhạc sĩ Phạm Duy đã vinh danh Văn Cao là “người đẻ ra thể loại Hùng Ca và Trường ca Việt Nam” sau khi là “người viết tình ca số một”. Ông là tác giả của “Tiến quân ca” – quốc ca của nước Việt Nam. Ông liên quan vào nhóm Nhân Văn Giai Phẩm tại Hà Nội trong năm 1956, bị rút khỏi ban chấp hành hội nhạc sĩ, đi thực tế lao động và từ đó không còn sáng tác nữa cho tới khi ông mất. Những tác phẩm tiêu biểu của ông như, Bến Xuân, Suối Mơ, Thiên Thai, Trương Chi, Thu Cô Liêu, Buồn Tàn Thu, Cung Ðàn Xưa, Không Quân Việt Nam, Bài ca chiến sĩ Hải Quân, Mùa xuân đầu tiên.v.v..

70 năm Tình Ca Việt Nam - Nhạc sĩ Văn Cao (Phần1)

http://baotreonline.com/wp-content/uploads/2017/07/van-cao4.jpgVăn Cao (1923-1995) tên thật là Nguyễn Văn Cao, là một nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thơ, sinh tại Hải Phòng. Ông là một trong những gương mặt quan trọng nhất của nền tân nhạc VN. Nhạc sĩ Phạm Duy đã vinh danh Văn Cao là “người đẻ ra thể loại Hùng Ca và Trường ca Việt Nam” sau khi là “người viết tình ca số một”. Ông là tác giả của “Tiến quân ca” – quốc ca của nước Việt Nam. Ông liên quan vào nhóm Nhân Văn Giai Phẩm tại Hà Nội trong năm 1956, bị rút khỏi ban chấp hành hội nhạc sĩ, đi thực tế lao động và từ đó không còn sáng tác nữa cho tới khi ông mất. Những tác phẩm tiêu biểu của ông như, Bến xuân, Suối mơ, Thiên Thai, Trương Chi, Thu Cô Liêu, Buồn Tàn Thu, Cung Ðàn Xưa, Không Quân Việt Nam, Bài ca chiến sĩ Hải Quân, Mùa xuân đầu tiên.v.v..