dimanche 16 octobre 2016
vendredi 16 septembre 2016
jeudi 15 septembre 2016
samedi 10 septembre 2016
TÔI THẤY và NGHE ĐƯỢC GÌ Ở SÀI GÒN và MIỀN NAM VIỆT NAM Sau 37 năm dưới chế độ CS
TÔI THẤY và NGHE ĐƯỢC GÌ
Ở SÀI GÒN và MIỀN NAM VIỆT NAM
Sau 37 năm dưới chế độ CS
Sau 37 năm dưới chế độ CS
PHÓ THƯỜNG DÂN
Lời người viết: Đây không phải là một phóng sự hay một bài nghiên cứu xã hội với những phương pháp khoa học của nó – mà chỉ là những điều vụn vặt mắt thấy tận nơi, tai nghe tận chỗ – ghi lại môt cách trung thực.
Lời người viết: Đây không phải là một phóng sự hay một bài nghiên cứu xã hội với những phương pháp khoa học của nó – mà chỉ là những điều vụn vặt mắt thấy tận nơi, tai nghe tận chỗ – ghi lại môt cách trung thực.
Một thời để nhớ-T.Vấn
VietNamQuêHươngTôi đọc
1.
Từ đầu dây bên kia, tiếng của Choai với giọng Huế ấm áp : " Vấn ơi, viết một chút gì đi về những người vợ đáng yêu của chúng ta, về những nàng dâu Nguyễn Trãi ấy mà !" Tôi định buột miệng hỏi một câu rất thừa, rất ngớ ngẩn : " Viết ? … viết về cái gì nhỉ ? " nhưng đã kịp tự mình chựng lại. Vừa lúc, nhận được Đặc San Gia Đình Nguyễn Trãi Úc Châu do Diệp văn Oánh gởi đến. Trong đó có bài thơ của Nàng Dâu NT3 Phạm ngọc Hiệp với những dòng thật ngọt ngào : "Xin cám ơn Trường Mẹ có anh, Cho em được làm Nàng Dâu Nguyễn Trãi … " Tại sao những nàng dâu của cụ Ức Trai phải cám ơn nhỉ ? Đã đành, sinh ra ta là Cụ Nguyễn, nhưng nuôi ta – may mắn hay là không may mắn ? – lại là những nàng dâu của cụ. Hồi tưởng lại những tháng ngày quá khứ. 30 năm như một giấc ngủ đông muộn màng. Đời chúng ta đã sang trang. Và từng người tình … bỏ ta đi, như những dòng sông nhỏ. Biết bao dâu bể , bể dâu, vẫn còn đó,những người bạn đời của chúng ta. Có người đã đi chung " Đoạn đường chiến binh " với chồng kể từ cái ngày " tấm mẵng năm xưa , có chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt, xếp but nghiên theo nghiệp đao cung ". Trải bao gió dập mưa vùi , cay đắng ngọt bùi của ba mươi mấy năm binh-lửa-ngục-tù-lưu-vong vẫn đứng bên cạnh chồng rạng rỡ thủy chung hãnh diện được là nàng dâu Nguyẽn Trãi. Có những người bạn đời đã đến với chúng ta trong những ngày khốn khó. Những ngày chúng ta mất tất cả chỉ còn có nhau. Để chỉ nghe kể về quá khứ của chồng mà tưởng như mình đã là một phần trong đó không thể thiếu. Những dòng này tôi đã hơn một lần ghi lại trên trang giấy trắng. Nay lại muốn được viết lại một lần nữa mà vẫn không cảm thấy thừa . . .
Hồi tưởng lại những ngày ấy. Có những điều chỉ nói một lần rồi thôi. Nhưng có những điều không chỉ nói một lần cho đủ. Dù chỉ là lập lại những điều đã nói. Tôi đang nói về những ngày những tháng những năm của một cuộc điêu linh. Điêu linh không chỉ riêng cho chúng ta mà còn cho cả những nàng dâu tội nghiệp. Oi cánh hoa mong manh trước phong ba bão táp. Làm sao nàng vượt qua được trong nỗi cô đơn khôn cùng – cả thể xác lẫn tâm hồn. Cà phê đắng bỏ thêm đường thì ngọt. Đời đắng cay em biết bỏ thêm gì. Tiếng khóc nỉ non ngày nào tay xách nách mang dắt con lên trại cải tạo thăm chồng bóng gầy xiêu đổ giữa hai hàng cây so đũa đứng lặng câm dọc hai bên đường dẫn vào cổng trại. Lên xe về con hỏi. Mẹ ơi đến bao giờ, lên thăm ba lần nữa, mắt em nhòa hơi mưa. Mắt em nhòa hơi mưa. Tôi như nghe thấy người tù Phạm Ngọc Hiệp than thở : " Chuyện đời người là trăm vạn đường chia. Nên lời yêu đương đôi khi vội vã. Thiết tha trên bước chân về . . . "
Ngày xưa, có những gã từ quan – lên non tìm động hoa vàng ngủ quên. Ngủ quên một giấc ngủ ba mươi năm mộng mị . Nay nhớ người quay về , để hồn mộng du.
Anh nằm gối cỏ chờ hoa/ áo em bạch hạc la đà hải hư (PTT).
Và giờ đây, dù ở bất cứ nơi đâu, trong những buổi họp mặt lớn nhỏ , cũng vẫn những nàng dâu ấy – dù aó xưa bạch hạc – tất tả ngược xuôi lo toan mọi thứ – cho chồng, cho các bạn của chồng . Không một lời than van.
Vì nàng bao giờ cũng hãnh diện được làm Nàng Dâu Nguyễn Trãi.
2.
Chúng ta đã qua một thời binh lửa. Đã có những mất mát vô cùng lớn lao. Đã có những đứa hy sinh trong cuộc chiến. Nhiều đứa cả một thời trai trẻ giam thân trong các nhà tù chạy dài suốt từ Ai Nam Quan cho đến Mũi Cà Mau. Từ những nhà tù, đã có những đứa không trở về. Đã có những đứa vượt biển bỏ xác dọc đường. Vì thế, nếu tôi có sa đà với những kỷ niệm của hôm qua, có yếu lòng để rơi những giọt nước mắt gìa nua, cũng chỉ là để cho mình tìm lại được chính mình. Để mình trở về nguồn. Đừng buộc tôi phải đao to búa lớn, phải dối trá chính mình, khi lòng tôi không muốn.Tôi chỉ muốn được trở về với cội rễ lòng mình, soi bóng mình còm cõi trong đó, mà tìm lại anh em bạn bè kẻ còn người mất. Ngưới mất thì coi như đã hoàn tất cuộc trở về quê hương đích thực. Mong cho người về được nơi sẽ đến. Kẻ còn thì, đứa lang thang vất vưởng cuộc mưu sinh quê nhà – Thậm chí còn không nuôi nổi hai đứa con dại như NĐL một chân – đứa ray rức với những hệ lụy của một đời lưu vong quê người. Dẫu quê nhà hay quê người, cũng vẫn là chúng ta. Những thằng ra đi từ ngọn đồi thân thương mùa hè năm ấy. Ba mươi năm một giấc ngủ đông muộn màng. Ba mươi năm hồn nửa khuya đau đáu.Mẹ kiếp! Nửa đêm thức giấc, bỗng thấy mình chưa thể chết được nếu chưa gặp được nhau để trả món nợ 30 năm. Vả chăng, sống ở đời ai mà không nợ. Không nợ tiền thì cũng nợ tình. Không nợ ân thì cũng nợ oán. Những dòng này được viết để gởi đến những người anh em đã một thời rất thân thương của tôi. Những người anh em mà một thời chúng tôi chia nhau từng điếu thuốc đen khét nghẹt và những ly cà phê bắp rang mà mỗi đứa chỉ đủ tiền để trả cho phần của mình. Chúng tôi đã nợ nhau ân tình những ngày ấy. Cái món nợ mà tôi – mà cả các bạn – đã hân hoan xin được đón nhận. Vì không gì hạnh phúc hơn được nợ nhau một chút tình. Vì sống ở đời, đó là cái nâng đỡ chúng ta vượt qua mọi gian nan sóng gío. Giờ đây, tha phương cầu thực xứ người, chúng tôi không còn hạnh phúc ở bên nhau để có thể mời nhau, chia sẻ với nhau tất cả những gì gọi là lãng mạn nhất, nhưng những cú điện thoại viễn liên thỉnh thoảng vẫn đủ làm ấm lòng người xa xứ. Nơi đây, chúng ta có đủ tất cả nhưng chỉ thiếu một chút tình để được nợ nhau. Vậy mà, vì những tình cờ định mệnh nào, vì những hệ lụy khắc nghiệt nào, mà món nợ tình xưa nay hình như đã trở thành một sự đối địch. Những người bạn từng một thời nắm tay nhau ở cùng một bên chiến tuyến. Nay, 30 năm sau cuộc chiến, lại ở hai bên đầu một cuộc xung đột. Liệu có phải là xung đột hay không, hay chỉ là ngộ nhận, hay chỉ là hệ lụy tội nghiệp của một môi trường vốn lúc nào cũng đầy dẫy những ảo tưởng về một sứ mạng cần phải được chu toàn ? Dẫu có thế nào, sao mình lại không ngồi lại được với nhau hả các bạn ? Dẫu có thế nào, sao mình không còn cho nhau được những tiếng mày tao thân ái , thay vì cái tiếng " mẹ nó . . ." hằn học, hận thù ? Nếu là ngộ nhận, xin một lần được ngồi lại với nhau. Nếu là lỗi phải, thì cho tôi – cho chúng ta – được gởi đến nhau những lời xin lỗi thành thực nhất tự đáy lòng. Đặng hiếu Sinh ở Dallas, trong lá thư ngỏ gởi đến các anh em nhân có những lời chỉ trích của một vài anh em vùng Nam Cali về Bản Tin Tiếp Nối khóa 3 ( số 2 ) đã viết những dòng xót xa "Với tôi thực thể cuả khoá 3 là gì? Trong lòng tôi nghĩ rằng, nếu không còn sót những tình cảm gắn chặt nhau từ một duyên phận thuở nào, thì khoá 3 chẳng còn gì đáng nói. Không phải là một tập đoàn kinh tế, chính trị, mà địch phải e dè! Tất cả đều là những người tỵ nạn như bao người khác. Anh em 30 năm chia cách từ ngày ra trường, xuôi ngược dòng đời dâu bể, bây giờ có những thằng mắt mờ chân run, ở tuổi gần cuối cuộc chơi rồi.Nhớ nhau, muốn tạo cơ hội gặp gỡ một lần . Những tình cảm cao quí đáng trân trọng nầy đã bừng dậy trong lần hội ngộ 29 năm cuả một nhóm anh em từ Bắc Cali. Từ đó, một nhóm anh em và tôi nghĩ phải làm một sợi giây liên lạc để nuôi dưỡng tình cảm nầy. Tôi đã bỏ rất nhiều thì giơ, công sức không biết mệt với tất cả hứng thú để thực hiện hai bản tin. Là tiếng gọi nồng nàn từ trong lòng cuả một số anh chị em để gửi đến các bạn .. .". Qủa thật là một bi kịch khi nhìn lại một số sự kiện xảy ra trong những ngày này. Những nỗ lực của anh em Bắc Cali, thay vì dồn hết cho kỳ Đại Hội Ngộ tháng 8 sắp tới, thì lại phải dành cho những điều thật buồn bã. Trong đó có cả những mất mát tình cảm. Những sự nhiệt tâm, như của nhóm anh em ở Dallas, như của nhóm anh em ở Bắc Cali, đã có lúc bị ngộ nhận. Tôi nhớ lại một bài viết của tôi từ nhiều năm về trước , trong đó có một đoạn nói về " những người khác ", không dè, ngày nay lại có thể dùng để nói về chính mình :" . . . Lịch sử vẫn chưa chịu sang trang. Để chúng ta vá lại những mảnh đời mảnh hồn vỡ nát. Chúng ta nhìn lại ngày hôm qua chẳng phải để thở than cho những thất bại của đời mình. Càng không muốn dùng những đao to, những búa lớn, mắt trả mắt, răng đền răng để vuốt ve những ảo tưởng không tên gọi. Hỡi ôi! Bi kịch đã không phải chỉ ở ngày 30 tháng tư định mệnh. Không phải chỉ ở những năm tháng tù đầy. Không phải chỉ ở những ngày tạm trú trong căn nhà mình đã được sinh ra và lớn lên. Không phải chỉ ở cuộc sống tha hương nơi xứ lạ. Không phải chỉ ở ngay trong đáy lòng chúng ta với những mâu thuẫn giằng xé. Mà còn ở sự ngộ nhận. Sự ngộ nhận giữa những chiến hữu năm xưa đã từng một thời ở chung một chiến tuyến. . ."
Các bạn ta ơi, bọn mình đang bước vào những giây phút cuối cùng của cuộc chơi. Một cuộc chơi mà chúng ta đã thua cả một đời trai trẻ, thua hết cả những khát vọng đội đá vá trời. Có thắng được chăng là chút tình bạn mong manh. Để . . .đêm đêm nhớ về Sài Gòn. Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau. Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau. . (TTT). Mai này, khi xuôi tay nằm xuống, chỉ cầu xin được một nụ cười thanh thản trên môi gởi đến anh em bạn bè. Thế cũng đã là hạnh phúc lắm rồi phải không các bạn ?
© T.Vấn 2007
Thầy Giáo cũ và Lá Cờ Vàng - Nguyễn Duy An
Thầy Giáo cũ và Lá Cờ Vàng - Nguyễn Duy An
Dừa Xiêm đọc
Tôi bàng hoàng xúc động thật lâu khi nhận được điện thoại của một người bạn học gọi từ Pennsylvania báo tin thầy cũ của chúng tôi là thầy N. mới từ Việt Nam qua Mỹ du lịch và thầy rất mong được gặp lại tôi. Thầy tôi đang ở nhà của một người cháu ở vùng Tây Nam tiểu bang Virginia, cách nhà tôi gần 3 giờ lái xe. Tôi gọi điện thoại xuống để chào thầy và hẹn cuối tuần sẽ xuống đón thầy về nhà nhưng thầy bảo cứ để thầy đi xe lửa lên Hoa Thịnh Đốn rồi đón thầy ở nhà ga, và “đó là mệnh lệnh” nên tôi đành phải vâng lời.
Sau khi nói chuyện điện thoại với thầy, tôi đã ngồi thẫn thờ cả tiếng đồng hồ tưởng nhớ lại kỷ niệm hơn bốn năm về trước, lúc trở về Việt Nam thăm gia đình, tôi đã hỏi thăm và tìm cách đến thăm Thầy sau gần 30 năm cách biệt. Nếu không có một người bạn học dẫn tới, chắc chắn tôi không thể nào nhận ra thầy cũ của mình... Tôi chỉ nấc lên được một tiếng “thầy” rồi ôm chầm lấy thầy mà khóc òa trong tức tưởi! Thầy tôi đó, một ông lão gầy gò ốm yếu, tóc chỉ còn lơ thơ vài sợi trắng như tuyết, và vẫn chưa được “trả quyền công dân” sau bao nhiêu năm bị tù đày vì đã làm thầy của bao nhiêu người “quyền cao chức trọng” trước năm 1975. Thầy tôi chỉ là một nhà giáo dạy trường tư nhưng đã bị giam cầm và quản chế lâu hơn rất nhiều sĩ quan và công chức khác vì lúc nào thầy cũng “ngẩng cao đầu và đứng thẳng lưng” để không mất đi tư cách của một nhà giáo. Thầy tôi đã quyết định không đi Mỹ theo diện đoàn tụ, cũng chẳng nộp đơn theo diện H.O. , chỉ muốn đi du lịch một lần cho biết trước khi về với ông bà tổ tiên.
Sáng Thứ Bảy tôi thức dậy rất trễ vì tối hôm trước ngồi chuyện trò với thầy mãi tới gần 2 giờ sáng mới đi ngủ. Vừa bước xuống nhà tôi đã thấy thầy đang ngồi uống trà và đọc báo ở phòng khách. Nghe tôi chào, thầy tháo cặp kiếng lão rồi nói:
- Đúng là “đi một ngày đàng học một sàng khôn” con ạ. Mới đọc vài tờ báo đã học được nhiều chuyện hay về đời sống của người Việt mình bên Mỹ… Con uống trà hay cà phê? Vợ con đã để sẵn phích nước sôi, hộp trà, và cà phê trên bàn. Chắc thầy làm ồn nên con giật mình hả?
- Dạ không ạ. Bình thường con dậy sớm lắm. Thầy dậy lâu chưa ạ?
- Mỗi đêm thầy ngủ có vài ba tiếng thôi. Con mệt cứ lên ngủ tiếp đi.
- Con ngủ thẳng giấc rồi thầy ạ. Để con pha vội ly cà phê rồi chở thầy ra Eden chơi. Gần 10 giờ sáng rồi, thầy trò mình ra trễ khó tìm chỗ đậu xe lắm... Buổi chiều vợ chồng con và các cháu sẽ đưa thầy lên DC chụp hình và thăm Nhà Trắng, Quốc Hội, Tháp Bút Chì, Viện Bảo Tàng và những đài kỷ niệm khác.
- Tuỳ con. Nhưng thầy không muốn gia đình con phát bịnh vì phải lo tiếp đãi thầy.
Trong lúc chờ vắng xe để quẹo trái vào “Cổng Tam Quan” trước trung tâm Eden, thầy tôi hỏi lớn:
- Đường này họ đặt tên là “Đại Lộ Sàigòn” hả con?
- Dạ. Hồi đầu năm Thành Phố Falls Church cho phép cộng đồng Việt Nam để thêm tên “Saigon Boulevard” song song với tên đường chính thức là “Wilson Boulevard”. Còn bên trong khu Eden, tất cả các đường ngang dọc đều mang tên Việt Nam hết đó thầy.
- Người Việt mình bên này hay thật!
- Mai mốt thầy sang California hay Texas sẽ thấy nhiều trung tâm lớn hơn Eden nữa, và sinh hoạt người Việt dưới đó còn mạnh gấp mấy lần trên này thầy ạ.
Tôi vừa quẹo xe vào cổng, thầy tôi đã nghẹn ngào thốt lên:
- Ôi! Đẹp quá. Lá cờ… Lá Cờ Vàng… Ôi! Mấy chục năm rồi… Con nhớ chụp cho thầy mấy tấm hình dưới cột cờ nhé.
- Dạ… Mà thầy không sợ gặp rắc rối lúc trở về Việt Nam sao?? Mấy người “du lịch” khác họ sợ liên luỵ lắm nên…
- Ăn thua chi con. Ai sao kệ họ. Phần thầy đã nếm đủ rồi, chẳng có gì phải sợ hãi! Con lái xe tới gần chỗ cột cờ đi.
- Dạ… nhưng phải đứng xa xa mới chụp được thầy ạ. Cây cột cờ cao quá.
- Ừ nhỉ. Mà con nhớ chờ lúc gió nó bay bay rồi mới chụp cho đẹp nhé. Nhìn hai lá cờ Việt – Mỹ tung bay trong gió mà thấy lòng quặn đau con ạ. Ôi! Mấy chục năm rồi!
Tôi nghe giọng thầy nghèn nghẹn như không muốn thoát ra khỏi đầu môi. Tôi biết thầy mình đang xúc động lắm. Hình như đôi mắt của thầy cũng long lanh ngấn lệ…
Sau khi chụp mấy tấm hình với nhiều góc độ khác nhau, thầy cầm tay tôi nói nhỏ:
- Con đi với thầy tới chỗ cột cờ nhé.
- Dạ.
Tôi theo thầy đến bên cột cờ. Thầy tôi trịnh trọng đưa tay sờ vào cột cờ như một cái gì linh thiêng lắm, rồi từ từ ngửa mặt, nheo mắt ngắm hai lá cờ đang tung bay phần phật dưới nắng ban mai. Mãi một lúc lâu thầy mới quay lại thầm thì bên tai tôi:
- Thầy trò mình đứng im cầu xin cho những người đã hy sinh bỏ mình vì quê hương con nhé.
- Dạ. Một phút mặc niệm phải không thầy?
- Đúng. Đã có hàng trăm, hàng ngàn người bỏ mình dưới Lá Cờ này đó, con còn nhớ không? Ta bắt đầu cầu nguyện cho họ nhé.
- Dạ.
Sau mấy phút im lặng dưới cột cờ, tôi nhận ra sự thay đổi khác thường trên khuôn mặt già nua vì tuổi tác của thầy? Tôi biết biết chắc chắn đằng sau đôi mắt u uẩn đau buồn của thầy còn chất chứa bao nhiêu tâm sự không biết giãi bày cùng ai. Tôi đưa thầy dạo qua một vài cửa tiệm nhưng thầy tôi cứ lững thững đi theo như một kẻ mất hồn! Tôi dừng lại bên “quầy báo” trước cửa tiệm Phở Xe Lửa. Mặc dầu “người bán báo” hôm nay không phải là “chú thương phế binh” quen biết nhưng tôi cũng lên tiếng theo thói quen:
- Chú cho cháu xin mỗi thứ một tờ.
- Có ngay. Có ngay. 15 Đô tất cả.
Thầy cầm tay tôi giặc giặc:
- Ở nhà có mấy tờ Hoa Thịnh Đốn, Phố Nhỏ… rồi đó con. Sáng nay thầy đã đọc.
- Dạ. Không sao thầy ạ. Con mua ủng hộ các chú gây “quỹ thương phế binh”.
- Ồ. Quý hóa quá!
Chờ lúc tôi nhận lại tiền thối và xếp báo xong xuôi, thầy tôi trao cho “chú bán báo” tờ giấy 5 Đô và nói nhỏ:
- Ông cho tôi góp mấy đồng nhé.
- Dạ… Dạ… Cám ơn. Xin lỗi ông đây là…
Tôi đỡ lời:
- Thưa chú đây là thầy cũ của cháu mới từ Việt Nam qua chơi.
Không để tôi nói thêm, thầy tôi lên tiếng:
- Tình chiến hữu! Tình chiến hữu! Đẹp thật! Đẹp thật! Các ông làm hay quá.
Rồi quay sang tôi, thầy tiếp tục:
- Con chụp cho thầy một tấm hình với ông anh đây. Con chụp cẩn thận để lấy hết hình cái sạp báo nhé.
- Dạ.
Không biết thầy tôi và “ông bạn mới” to nhỏ những gì mà chú ấy phải chạy nhờ người trông dùm sạp báo để đi theo thầy tôi chụp chung một số hình dưới “sân cờ” với những nụ cười thật rạng rỡ trên khuôn mặt của cả hai người. Sau đó, thầy tôi nhất định không chịu vào tiệm ăn sáng, cứ nằng nặc bắt tôi chở về nhà để đọc báo và “con đi in ngay cho thầy mấy tấm hình!” Cũng may vợ và các con tôi đã dậy, và đang chuẩn bị bữa trưa trước khi chở thầy đi thăm thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Thầy kính yêu,
Bao nhiêu năm ở Mỹ, hầu như tuần nào con cũng ghé Eden, và đã hơn một lần con đậu xe sát bên cột cờ, nhưng chưa bao giờ con xúc động như mấy phút cùng thầy cầu nguyện dưới cột cờ buổi sáng hôm đó. Đúng như cha ông đã nói - “không thầy đố mầy làm nên” - con đã quên mất ý nghĩa linh thiêng của Lá Cờ nếu như con không được một lần chứng kiến “cảnh đoàn viên” của thầy và Lá Cờ Vàng ở Eden sau bao nhiêu năm cách biệt. Mãi mãi con vẫn là đứa học trò bé nhỏ của thầy. Thầy không những đã dạy con qua sách vở và bài giảng mà còn qua chính gương sống của thầy. Con cầu xin để bài học về “Lá Cờ” không phải là bài học cuối cùng thầy dạy cho con.
Nguyễn Duy-An
Dừa Xiêm đọc
Tôi bàng hoàng xúc động thật lâu khi nhận được điện thoại của một người bạn học gọi từ Pennsylvania báo tin thầy cũ của chúng tôi là thầy N. mới từ Việt Nam qua Mỹ du lịch và thầy rất mong được gặp lại tôi. Thầy tôi đang ở nhà của một người cháu ở vùng Tây Nam tiểu bang Virginia, cách nhà tôi gần 3 giờ lái xe. Tôi gọi điện thoại xuống để chào thầy và hẹn cuối tuần sẽ xuống đón thầy về nhà nhưng thầy bảo cứ để thầy đi xe lửa lên Hoa Thịnh Đốn rồi đón thầy ở nhà ga, và “đó là mệnh lệnh” nên tôi đành phải vâng lời.
Sau khi nói chuyện điện thoại với thầy, tôi đã ngồi thẫn thờ cả tiếng đồng hồ tưởng nhớ lại kỷ niệm hơn bốn năm về trước, lúc trở về Việt Nam thăm gia đình, tôi đã hỏi thăm và tìm cách đến thăm Thầy sau gần 30 năm cách biệt. Nếu không có một người bạn học dẫn tới, chắc chắn tôi không thể nào nhận ra thầy cũ của mình... Tôi chỉ nấc lên được một tiếng “thầy” rồi ôm chầm lấy thầy mà khóc òa trong tức tưởi! Thầy tôi đó, một ông lão gầy gò ốm yếu, tóc chỉ còn lơ thơ vài sợi trắng như tuyết, và vẫn chưa được “trả quyền công dân” sau bao nhiêu năm bị tù đày vì đã làm thầy của bao nhiêu người “quyền cao chức trọng” trước năm 1975. Thầy tôi chỉ là một nhà giáo dạy trường tư nhưng đã bị giam cầm và quản chế lâu hơn rất nhiều sĩ quan và công chức khác vì lúc nào thầy cũng “ngẩng cao đầu và đứng thẳng lưng” để không mất đi tư cách của một nhà giáo. Thầy tôi đã quyết định không đi Mỹ theo diện đoàn tụ, cũng chẳng nộp đơn theo diện H.O. , chỉ muốn đi du lịch một lần cho biết trước khi về với ông bà tổ tiên.
Sáng Thứ Bảy tôi thức dậy rất trễ vì tối hôm trước ngồi chuyện trò với thầy mãi tới gần 2 giờ sáng mới đi ngủ. Vừa bước xuống nhà tôi đã thấy thầy đang ngồi uống trà và đọc báo ở phòng khách. Nghe tôi chào, thầy tháo cặp kiếng lão rồi nói:
- Đúng là “đi một ngày đàng học một sàng khôn” con ạ. Mới đọc vài tờ báo đã học được nhiều chuyện hay về đời sống của người Việt mình bên Mỹ… Con uống trà hay cà phê? Vợ con đã để sẵn phích nước sôi, hộp trà, và cà phê trên bàn. Chắc thầy làm ồn nên con giật mình hả?
- Dạ không ạ. Bình thường con dậy sớm lắm. Thầy dậy lâu chưa ạ?
- Mỗi đêm thầy ngủ có vài ba tiếng thôi. Con mệt cứ lên ngủ tiếp đi.
- Con ngủ thẳng giấc rồi thầy ạ. Để con pha vội ly cà phê rồi chở thầy ra Eden chơi. Gần 10 giờ sáng rồi, thầy trò mình ra trễ khó tìm chỗ đậu xe lắm... Buổi chiều vợ chồng con và các cháu sẽ đưa thầy lên DC chụp hình và thăm Nhà Trắng, Quốc Hội, Tháp Bút Chì, Viện Bảo Tàng và những đài kỷ niệm khác.
- Tuỳ con. Nhưng thầy không muốn gia đình con phát bịnh vì phải lo tiếp đãi thầy.
Trong lúc chờ vắng xe để quẹo trái vào “Cổng Tam Quan” trước trung tâm Eden, thầy tôi hỏi lớn:
- Đường này họ đặt tên là “Đại Lộ Sàigòn” hả con?
- Dạ. Hồi đầu năm Thành Phố Falls Church cho phép cộng đồng Việt Nam để thêm tên “Saigon Boulevard” song song với tên đường chính thức là “Wilson Boulevard”. Còn bên trong khu Eden, tất cả các đường ngang dọc đều mang tên Việt Nam hết đó thầy.
- Người Việt mình bên này hay thật!
- Mai mốt thầy sang California hay Texas sẽ thấy nhiều trung tâm lớn hơn Eden nữa, và sinh hoạt người Việt dưới đó còn mạnh gấp mấy lần trên này thầy ạ.
Tôi vừa quẹo xe vào cổng, thầy tôi đã nghẹn ngào thốt lên:
- Ôi! Đẹp quá. Lá cờ… Lá Cờ Vàng… Ôi! Mấy chục năm rồi… Con nhớ chụp cho thầy mấy tấm hình dưới cột cờ nhé.
- Dạ… Mà thầy không sợ gặp rắc rối lúc trở về Việt Nam sao?? Mấy người “du lịch” khác họ sợ liên luỵ lắm nên…
- Ăn thua chi con. Ai sao kệ họ. Phần thầy đã nếm đủ rồi, chẳng có gì phải sợ hãi! Con lái xe tới gần chỗ cột cờ đi.
- Dạ… nhưng phải đứng xa xa mới chụp được thầy ạ. Cây cột cờ cao quá.
- Ừ nhỉ. Mà con nhớ chờ lúc gió nó bay bay rồi mới chụp cho đẹp nhé. Nhìn hai lá cờ Việt – Mỹ tung bay trong gió mà thấy lòng quặn đau con ạ. Ôi! Mấy chục năm rồi!
Tôi nghe giọng thầy nghèn nghẹn như không muốn thoát ra khỏi đầu môi. Tôi biết thầy mình đang xúc động lắm. Hình như đôi mắt của thầy cũng long lanh ngấn lệ…
Sau khi chụp mấy tấm hình với nhiều góc độ khác nhau, thầy cầm tay tôi nói nhỏ:
- Con đi với thầy tới chỗ cột cờ nhé.
- Dạ.
Tôi theo thầy đến bên cột cờ. Thầy tôi trịnh trọng đưa tay sờ vào cột cờ như một cái gì linh thiêng lắm, rồi từ từ ngửa mặt, nheo mắt ngắm hai lá cờ đang tung bay phần phật dưới nắng ban mai. Mãi một lúc lâu thầy mới quay lại thầm thì bên tai tôi:
- Thầy trò mình đứng im cầu xin cho những người đã hy sinh bỏ mình vì quê hương con nhé.
- Dạ. Một phút mặc niệm phải không thầy?
- Đúng. Đã có hàng trăm, hàng ngàn người bỏ mình dưới Lá Cờ này đó, con còn nhớ không? Ta bắt đầu cầu nguyện cho họ nhé.
- Dạ.
Sau mấy phút im lặng dưới cột cờ, tôi nhận ra sự thay đổi khác thường trên khuôn mặt già nua vì tuổi tác của thầy? Tôi biết biết chắc chắn đằng sau đôi mắt u uẩn đau buồn của thầy còn chất chứa bao nhiêu tâm sự không biết giãi bày cùng ai. Tôi đưa thầy dạo qua một vài cửa tiệm nhưng thầy tôi cứ lững thững đi theo như một kẻ mất hồn! Tôi dừng lại bên “quầy báo” trước cửa tiệm Phở Xe Lửa. Mặc dầu “người bán báo” hôm nay không phải là “chú thương phế binh” quen biết nhưng tôi cũng lên tiếng theo thói quen:
- Chú cho cháu xin mỗi thứ một tờ.
- Có ngay. Có ngay. 15 Đô tất cả.
Thầy cầm tay tôi giặc giặc:
- Ở nhà có mấy tờ Hoa Thịnh Đốn, Phố Nhỏ… rồi đó con. Sáng nay thầy đã đọc.
- Dạ. Không sao thầy ạ. Con mua ủng hộ các chú gây “quỹ thương phế binh”.
- Ồ. Quý hóa quá!
Chờ lúc tôi nhận lại tiền thối và xếp báo xong xuôi, thầy tôi trao cho “chú bán báo” tờ giấy 5 Đô và nói nhỏ:
- Ông cho tôi góp mấy đồng nhé.
- Dạ… Dạ… Cám ơn. Xin lỗi ông đây là…
Tôi đỡ lời:
- Thưa chú đây là thầy cũ của cháu mới từ Việt Nam qua chơi.
Không để tôi nói thêm, thầy tôi lên tiếng:
- Tình chiến hữu! Tình chiến hữu! Đẹp thật! Đẹp thật! Các ông làm hay quá.
Rồi quay sang tôi, thầy tiếp tục:
- Con chụp cho thầy một tấm hình với ông anh đây. Con chụp cẩn thận để lấy hết hình cái sạp báo nhé.
- Dạ.
Không biết thầy tôi và “ông bạn mới” to nhỏ những gì mà chú ấy phải chạy nhờ người trông dùm sạp báo để đi theo thầy tôi chụp chung một số hình dưới “sân cờ” với những nụ cười thật rạng rỡ trên khuôn mặt của cả hai người. Sau đó, thầy tôi nhất định không chịu vào tiệm ăn sáng, cứ nằng nặc bắt tôi chở về nhà để đọc báo và “con đi in ngay cho thầy mấy tấm hình!” Cũng may vợ và các con tôi đã dậy, và đang chuẩn bị bữa trưa trước khi chở thầy đi thăm thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Thầy kính yêu,
Bao nhiêu năm ở Mỹ, hầu như tuần nào con cũng ghé Eden, và đã hơn một lần con đậu xe sát bên cột cờ, nhưng chưa bao giờ con xúc động như mấy phút cùng thầy cầu nguyện dưới cột cờ buổi sáng hôm đó. Đúng như cha ông đã nói - “không thầy đố mầy làm nên” - con đã quên mất ý nghĩa linh thiêng của Lá Cờ nếu như con không được một lần chứng kiến “cảnh đoàn viên” của thầy và Lá Cờ Vàng ở Eden sau bao nhiêu năm cách biệt. Mãi mãi con vẫn là đứa học trò bé nhỏ của thầy. Thầy không những đã dạy con qua sách vở và bài giảng mà còn qua chính gương sống của thầy. Con cầu xin để bài học về “Lá Cờ” không phải là bài học cuối cùng thầy dạy cho con.
Nguyễn Duy-An
jeudi 8 septembre 2016
Thư của GS Nguyễn văn Phú, viế́t cho Con , Cháu
Thư gởi Con Cháu-GS Nguyễn Văn Phú-Thanh Phương đọc
Sài Gòn chuyện đời của phố: Quán cơm - phòng trà Anh Vũ
Quán Anh Vũ là cái tên ban đầu của quán văn nghệ, quán cơm nghệ sĩ và
sinh viên Anh Vũ, thành lập từ sáng kiến của ông Võ Đức Diên, một kiến
trúc sư và cũng là một nghệ sĩ.
Người bạn của tôi, sống ở khu vực gần cầu Trương Minh Giảng, xưa
gọi là khu xóm Vẹc (do từ cái tên cũ Eyriaud Des Vergnes thời Pháp thuộc
của đường Lê Văn Sỹ, Q.3 hiện nay), kể chuyện chị mình, nay cũng đã hơn
70 tuổi:
Năm 20 tuổi và đang là sinh viên, khoảng đầu thập niên 1960, chị
náo nức khi đọc báo và biết có cuộc thi tuyển lựa diễn viên đóng xi nê
ma ở quán Anh Vũ, đường Bùi Viện. Vốn là cô gái gốc Bắc khá xinh xắn ở
khu di cư Bùi Phát, chị đánh liều đi dự tuyển, không xin phép gia đình
(vì có xin cũng không được phép).
dimanche 7 août 2016
Vĩnh biệt Dương Nghiễm Mậu - Viên Linh
I– Sáng sớm ngày 2 tháng 8, 2016 tại Los Angeles, nhà
phê bình Nguyễn Tà Cúc tác giả cuốn “Văn Học Miền Nam, Nhóm *Tạp chí văn
học *Tác giả” gọi điện thoại cho tôi cho biết có tin nhà văn Dương
Nghiễm Mậu vừa từ trần tại Sài Gòn. Vài giờ sau nhà thơ Thành Tôn cũng
gọi báo tin trên, nói rõ hơn, tác giả Cũng Ðành ra đi vào 8 giờ 35 phút
tối giờ Sài Gòn, hai ngày sau một tai biến tim mạch.
Dương Nghiễm Mậu tên thật Phí-Ích-Nghiễm, sinh ngày 19 tháng 11 năm 1936 tại làng Mậu Hòa, tổng Dương Liễu, huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Ðông (Bắc Việt). Di cư vào phía Nam vĩ tuyến 17 sau chia cắt đất nước 20 tháng 7, 1954, theo đại gia đình cư ngụ ở Nha Trang. Vào Sài Gòn, năm 1961 sinh hoạt trong nhóm tạp chí Văn Nghệ của chủ nhiệm Lý Hoàng Phong cùng Ngọc Dũng. Năm 1963 in tác phẩm đầu tay Cũng Ðành, một tập truyện ngắn. Nhập ngũ năm 1966 phục vụ tại Ðài Tiếng Nói Tự Do như một biên tập viên kiêm phóng viên, sau chuyên về phóng sự mặt trận. Từ 1969 viết truyện dài từng kỳ hàng tuần trên báo Khởi Hành cho tới 1973 chuyển ra báo Thời Tập, viết hàng tháng tới 1975. Lập gia đình với cô Hồ Thị Ngọc Trang năm 1971 sau nhiều lần ra Huế. Cộng tác với các tạp chí văn học khác phần lớn bằng truyện ngắn, thể tài sở trường của ông. Ðã in 20 tác phẩm tính đến 1973, truyện ngắn vẫn là huyết mạch, là con dao chủy thủ của Dương Nghiễm Mậu: “Các tác giả thường trải qua một giai đoạn viết truyện ngắn trước khi viết truyện dài. Truyện ngắn gần với thơ, kề cận thân thiết với đời sống ấu thơ và những kỷ niệm của tác giả, nó như những bước đi đầu vừa ngỡ ngàng vừa hăm hở, ở đó có những xúc động nhẹ nhàng, hoặc bất ngờ hung hãn như một nhát chém. Truyện ngắn thường là một chi tiết đủ nghĩa của một đề tài thu hẹp. Với khuôn khổ khó khăn của kỹ thuật nhưng tự nó không là một thể văn gò bó. Một truyện ngắn không bao giờ là một trích đoạn của một truyện dài thành công…” (Phát biểu với nhà văn Nguyễn Ðông Ngạc, 1973).
Dương Nghiễm Mậu tên thật Phí-Ích-Nghiễm, sinh ngày 19 tháng 11 năm 1936 tại làng Mậu Hòa, tổng Dương Liễu, huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Ðông (Bắc Việt). Di cư vào phía Nam vĩ tuyến 17 sau chia cắt đất nước 20 tháng 7, 1954, theo đại gia đình cư ngụ ở Nha Trang. Vào Sài Gòn, năm 1961 sinh hoạt trong nhóm tạp chí Văn Nghệ của chủ nhiệm Lý Hoàng Phong cùng Ngọc Dũng. Năm 1963 in tác phẩm đầu tay Cũng Ðành, một tập truyện ngắn. Nhập ngũ năm 1966 phục vụ tại Ðài Tiếng Nói Tự Do như một biên tập viên kiêm phóng viên, sau chuyên về phóng sự mặt trận. Từ 1969 viết truyện dài từng kỳ hàng tuần trên báo Khởi Hành cho tới 1973 chuyển ra báo Thời Tập, viết hàng tháng tới 1975. Lập gia đình với cô Hồ Thị Ngọc Trang năm 1971 sau nhiều lần ra Huế. Cộng tác với các tạp chí văn học khác phần lớn bằng truyện ngắn, thể tài sở trường của ông. Ðã in 20 tác phẩm tính đến 1973, truyện ngắn vẫn là huyết mạch, là con dao chủy thủ của Dương Nghiễm Mậu: “Các tác giả thường trải qua một giai đoạn viết truyện ngắn trước khi viết truyện dài. Truyện ngắn gần với thơ, kề cận thân thiết với đời sống ấu thơ và những kỷ niệm của tác giả, nó như những bước đi đầu vừa ngỡ ngàng vừa hăm hở, ở đó có những xúc động nhẹ nhàng, hoặc bất ngờ hung hãn như một nhát chém. Truyện ngắn thường là một chi tiết đủ nghĩa của một đề tài thu hẹp. Với khuôn khổ khó khăn của kỹ thuật nhưng tự nó không là một thể văn gò bó. Một truyện ngắn không bao giờ là một trích đoạn của một truyện dài thành công…” (Phát biểu với nhà văn Nguyễn Ðông Ngạc, 1973).
Nhà Văn Dương Nghiễm Mậu Qua Đời Tại Sài Gòn, Thọ 81 Tuổi
WESTMINSTER - SAIGON (VB) -- Nhà văn Dương Nghiễm Mậu đã qua đời lúc 21
giờ 35 phút tối, giờ VN, ngày 2 tháng 8 năm 2016 (nhằm ngày 30 tháng 6
năm Bính Thân) tại Sài Gòn, hưởng thọ 81 tuổi, theo tin của phu nhân nhà
văn Dương Nghiễm Mậu là bà Ngọc Trang điện thư cho nhà văn Nhã Ca, Chủ
Nhiệm Sáng Lập Việt Báo, hồi sáng Thứ Ba, 2-8-2016.
Theo bà Ngọc Trang, nhà văn Dương Nghiễm Mậu đã vào bệnh viện 2 ngày thì mất vì nhồi máu cơ tim. Cũng theo bà Ngọc Trang, trước đó nhà văn Dương Nghiễm Mậu vẫn sống bình thường không có triệu chứng gì. Được biết nhà văn Dương Nghiễm Mậu có 2 người con trai tên Việt và Hà.
Để tưởng niệm nhà văn Dương Nghiễm Mậu, Việt Báo xin trích đăng phần đầu trong bài viết “Dương Nghiễm Mậu: Con Người Nội Soi Trong Bạo Lực Chiến Tranh và Thân Phận Nhược Tiểu,” của nhà phê bình văn học Thụy Khuê ở Pháp Quốc.
Theo bà Ngọc Trang, nhà văn Dương Nghiễm Mậu đã vào bệnh viện 2 ngày thì mất vì nhồi máu cơ tim. Cũng theo bà Ngọc Trang, trước đó nhà văn Dương Nghiễm Mậu vẫn sống bình thường không có triệu chứng gì. Được biết nhà văn Dương Nghiễm Mậu có 2 người con trai tên Việt và Hà.
Để tưởng niệm nhà văn Dương Nghiễm Mậu, Việt Báo xin trích đăng phần đầu trong bài viết “Dương Nghiễm Mậu: Con Người Nội Soi Trong Bạo Lực Chiến Tranh và Thân Phận Nhược Tiểu,” của nhà phê bình văn học Thụy Khuê ở Pháp Quốc.
Nhà văn Dương Nghiễm Mậu - MặcLâm, biên tập viên RFA
Nhà văn Dương Nghiễm Mậu, tên thật Phí Ích Nghiễm, một cây bút nổi
trội của văn học miền Nam vừa qua đời ngày 2 tháng 8 tại Sài Gòn với số
tuổi 80. Ông mất đi để lại gia tài là những cuốn sách âm thầm trên giá,
vài bức tranh sơn mài chưa kịp bán và câu chuyện của những nhà văn miền
Nam bị trù dập, tấn công sau năm 1975 mà ông là một chứng nhân lẫn nạn
nhân.
jeudi 4 août 2016
mardi 2 août 2016
dimanche 31 juillet 2016
vendredi 29 juillet 2016
Kinh cầu cho tuổi trẻ (Nguyễn Đình Toàn)
Kinh cầu cho tuổi trẻ (Nguyễn Đình Toàn) 1982
Khánh Ly hát
*
* *
*
* *
đã nửa vàng từ cơn gió đưa
hồn còn trong như một bài kinh
lòng còn cay trong khói chíên tranh
Vâng, tuổi trẻ tội như phúc âm
đã giao buồn từ đêm tối tăm
người còn say sưa bày cuộc vui
rừng thịt xương máu ngỏi còn khơi
Hoà bình đến, với lời cầu xin
triệu hồi chuông trong tháp tin vui
Nhưng âm vang chưa tàn
đã thấy một thủy triểu nước mắt đầy hơn
Ôi, lịch sữ Việt Nam xót xa
đã xui người ngày thêm cách chia
người bỏ đi xa,
ngừơi còn đây, chịu tội thay trên thánh giá đời
Ôi, hận thù đã che kín mây
đã treo người trên đỉnh đắng cay
Ðời dù xoay trăm chiều ngược xuôi
Tuổi trẻ tôi vẫn lạnh lùng phai
Vâng, tuổi trẻ tội như phúc âm
....................vẫn lạnh lùng phai
Vâng, tuổi trẻ tội như lá thu
đã nửa vàng từ cơn gió đưa
hồn còn trong như một bài kinh
lòng còn cay trong khói chíên tranh
Tưởng niệm & Kỷ niệm với GS Nguyễn Ngọc Huy: Tại sao có tác phẩm chót "Tên Họ Người VN" ?
Hai dòng họ Việt Nam đặc biệt nhứt: dòng họ Nguyễn Phúc & dòng họ Ma?
Trần Nguyên
Nhớ lại đêm thứ sáu tuần rồi, một
người bạn nhỏ gọi điện thoại cho biết có
thông báo nhiều nơi sẽ tổ chức làm lễ tưởng niệm lần thứ 26 cho Giáo Sư
Nguyễn Ngọc Huy. Người bạn ngạc nhiên lắm vì thấy đã 26 năm qua đời mà vẫn còn
được nhớ đến thì thực là tình nghĩa hiếm có trong thời nhiểu nhương này. Thực
ra không gì khó hiểu cả nếu có cơ hội tiếp xúc hoặc làm việc trong đoàn thể với
Giáo sư Huy thì biết ngay lý do tại sao.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy qua đời
vào ngày 28-7-1990 tại Paris hưởng thọ 66 tuổi, mang lại tiếc thương vô vàng
cho mọi người mến mộ vì ai cũng biết khó tìm được một nhân tài có tài năng và
nhứt là có đức độ thấm sâu vào trong lòng người như vậy (xem phần tham khảo 1
về tiểu sử).
Một vòng phòng trà, quán cà phê ca nhạc Sài Gòn
Một vòng phòng trà, quán cà phê ca nhạc Sài Gòn
Trường Kỳ (Nghệ Sĩ và Đời Sống)
vendredi 22 juillet 2016
Văn chương và âm nhạc miền Nam sau ngày đất nước chia đôi
Đúng 60 năm sau Hiệp định Genève (20/7/1954), Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng
Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về những đề tài chính
trong văn chương và âm nhạc ở miền Nam Việt Nam trong những năm đầu tiên
sau cuộc di cư lớn của hơn một triệu người từ miền Bắc, trong số đó khá
nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng...
jeudi 21 juillet 2016
lundi 18 juillet 2016
Biển – cơm & cá - Hỷ Long
Ngư dân nói rằng: Chúng tôi cần biển, cần cơm và cần cá chứ
không cần học hỏi lòng vị tha mà chính nhà nước, đảng mới cần học điều
này!
Suốt gần ba tháng nay, khi biển chết, hải sản khô cạn trên vùng biển Bắc miền Trung cũng là lúc đời sống ngư dân thay đổi đột ngột. Nhiều gia đình loay hoay với nợ nần và thiếu đói. Ngày 30 tháng 6, chính phủ Việt Nam công bố kết quả xét nghiệm mẫu nước, điều tra nguyên nhân biển chết là do Formosa Hà Tĩnh xả độc vào biển. Chủ tịch tập đoàn Formosa cùng với các thành viên hội đồng quản trị Formosa Hà Tĩnh đã công khai xin lỗi toàn thể quốc dân Việt Nam và hứa đền bù 500 triệu Mỹ kim. Chính phủ Việt Nam lấy làm mãn nguyện, tự khen mình giỏi sau khi buộc Formosa đền bù. Và dường như báo chí trong nước đều tung hô kết quả này như một chiến công của nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, trong góc nhìn của ngư dân lại có một sự minh triết lạ thường, họ đã đặt ra những câu hỏi hết sức thú vị và bất ngờ sau khi theo dõi kết quả. Cuộc trò chuyện sau đây giữa Hỷ Long và ông Trần Văn Bích, một ngư dân Hà Tĩnh sẽ cho thấy điều đó.
Suốt gần ba tháng nay, khi biển chết, hải sản khô cạn trên vùng biển Bắc miền Trung cũng là lúc đời sống ngư dân thay đổi đột ngột. Nhiều gia đình loay hoay với nợ nần và thiếu đói. Ngày 30 tháng 6, chính phủ Việt Nam công bố kết quả xét nghiệm mẫu nước, điều tra nguyên nhân biển chết là do Formosa Hà Tĩnh xả độc vào biển. Chủ tịch tập đoàn Formosa cùng với các thành viên hội đồng quản trị Formosa Hà Tĩnh đã công khai xin lỗi toàn thể quốc dân Việt Nam và hứa đền bù 500 triệu Mỹ kim. Chính phủ Việt Nam lấy làm mãn nguyện, tự khen mình giỏi sau khi buộc Formosa đền bù. Và dường như báo chí trong nước đều tung hô kết quả này như một chiến công của nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, trong góc nhìn của ngư dân lại có một sự minh triết lạ thường, họ đã đặt ra những câu hỏi hết sức thú vị và bất ngờ sau khi theo dõi kết quả. Cuộc trò chuyện sau đây giữa Hỷ Long và ông Trần Văn Bích, một ngư dân Hà Tĩnh sẽ cho thấy điều đó.
Đi tìm công lý cho dân tộc - Giao Chỉ, San Jose.
Không hề thắc mắc.
Trong mấy ngày qua có chương trình truyền hình trên thủ đô DC với quý ông Bùi Dương Liêm phỏng vấn anh Nguyễn Thanh Tú. Đề tài liên quan đến cuốn phim phóng sự Mỹ thực hiện tựa đề "Khủng bố tại Little Saigon". Ngay khi phim phổ biến, tôi liền lên tiếng phê bình và sau đó có tin anh Thanh Tú muốn mở cuộc điều tra về việc thân phụ anh bị giết 34 năm về trước. Phần mở đầu phỏng vấn có đề cập đến cá nhân chúng tôi. Anh Thanh Tú nói rằng "ông Vũ văn Lộc có hỏi nhiều lần ai đứng đằng sau Thanh Tú. Tiếp theo anh Tú tự trả lời là cộng đồng đứng đằng sau anh.
Trong mấy ngày qua có chương trình truyền hình trên thủ đô DC với quý ông Bùi Dương Liêm phỏng vấn anh Nguyễn Thanh Tú. Đề tài liên quan đến cuốn phim phóng sự Mỹ thực hiện tựa đề "Khủng bố tại Little Saigon". Ngay khi phim phổ biến, tôi liền lên tiếng phê bình và sau đó có tin anh Thanh Tú muốn mở cuộc điều tra về việc thân phụ anh bị giết 34 năm về trước. Phần mở đầu phỏng vấn có đề cập đến cá nhân chúng tôi. Anh Thanh Tú nói rằng "ông Vũ văn Lộc có hỏi nhiều lần ai đứng đằng sau Thanh Tú. Tiếp theo anh Tú tự trả lời là cộng đồng đứng đằng sau anh.
Quê hương này không để bán - Tuấn Khanh
Cuộc
họp báo công bố nguyên nhân thảm họa biển Việt Nam giới thiệu rõ một
màn trình diễn thô vụng. Formosa Hà Tĩnh đột nhiên trở thành trẻ nhỏ,
được chính phủ Việt Nam dắt tay ra trước mọi người, quẹt nước mũi, khóc
và nói thuộc lòng lời xin lỗi. Ngay sau đó mức bồi thường 500 triệu USD
được công bố như tiếng búa tòa.
Chưa ai kịp có ý kiến, chưa ai kịp nói những khúc mắc trong lòng mình thì vài tiếng đồng hồ sau, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vội vàng ra lệnh lên kế hoạch để sử dụng 500 triệu USD bồi thường. Mọi thứ bị đặt vào bối cảnh như chuyện đã rồi. Số phận con người Việt Nam, biển quê hương Việt Nam cứ như việc đã rồi.
Chưa ai kịp có ý kiến, chưa ai kịp nói những khúc mắc trong lòng mình thì vài tiếng đồng hồ sau, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vội vàng ra lệnh lên kế hoạch để sử dụng 500 triệu USD bồi thường. Mọi thứ bị đặt vào bối cảnh như chuyện đã rồi. Số phận con người Việt Nam, biển quê hương Việt Nam cứ như việc đã rồi.
Vô liêm sỉ - Ngô Nhân Dụng
Cách kết thúc cuộc điều tra tai họa Formosa của đảng Cộng Sản Việt Nam phải gọi đúng tên là: Vô liêm sỉ!
Họ là một băng đảng nắm chính quyền, trong mấy chục năm qua đã đàn áp tàn nhẫn những nông dân kéo nhau tới trụ sở đảng để khiếu nại tiền bồi thường đất đai không thỏa đáng. Ðó là một băng đảng đã bắt bớ, giam cầm, hành hạ, tra tấn bao nhiêu thanh niên, trí thức chỉ vì người ta can đảm biểu tình đòi bảo vệ đất đai, biển, đảo của tổ tiên. Bây giờ, chính băng đảng đó lại mở miệng nói rằng trong vụ công ty Formosa tàn hại môi trường biển bốn tỉnh miền Trung sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự bất kỳ một người nào, vì “chỉ đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại.” Tư bản ngoại quốc thì họ thấy “chạy lại” còn những người dân oan khuất đều bị coi là “chạy đi” tất cả! Ðối xử độc ác với dân, nhưng “rộng lượng” với những tay ôm túi bạc kè kè. Ðó là một chính quyền vô liêm sỉ.
Họ là một băng đảng nắm chính quyền, trong mấy chục năm qua đã đàn áp tàn nhẫn những nông dân kéo nhau tới trụ sở đảng để khiếu nại tiền bồi thường đất đai không thỏa đáng. Ðó là một băng đảng đã bắt bớ, giam cầm, hành hạ, tra tấn bao nhiêu thanh niên, trí thức chỉ vì người ta can đảm biểu tình đòi bảo vệ đất đai, biển, đảo của tổ tiên. Bây giờ, chính băng đảng đó lại mở miệng nói rằng trong vụ công ty Formosa tàn hại môi trường biển bốn tỉnh miền Trung sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự bất kỳ một người nào, vì “chỉ đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại.” Tư bản ngoại quốc thì họ thấy “chạy lại” còn những người dân oan khuất đều bị coi là “chạy đi” tất cả! Ðối xử độc ác với dân, nhưng “rộng lượng” với những tay ôm túi bạc kè kè. Ðó là một chính quyền vô liêm sỉ.
Ông Tây đen đến từ Nhà Trắng - Phạm Thị Hoài
Cơn sốt Obama trào lên từ nhiều vùng nhạy cảm trong tâm hồn người dân nước Việt thời hiện tại.
Trước hết, nước Mỹ nói chung đối với họ đáng tôn thờ hơn bất kì một quốc gia văn minh thịnh vượng nào khác. Nhật đáng kính trọng. Đức đáng nể. Anh, Úc, Canada đáng sống. Pháp, Ý thì đáng yêu. Các nước Bắc Âu đáng khâm phục. Hàn quốc cũng đáng học hỏi lắm. Song Mỹ là nhất. Là hình mẫu tuyệt đối của một thế giới đáng khao khát. Cái gì đến Việt Nam từ xứ cờ hoa, kể cả cà phê loãng, cũng mang thông điệp: Tôi chính là thứ bạn đang ao ước. Nho Mỹ ngọt hơn, kem Mỹ ngon hơn, sữa Mỹ bổ hơn, dao Mỹ sắc hơn, pin Mỹ bền hơn, học bổng Mỹ oai hơn, tiêu chuẩn Mỹ chuẩn hơn, tàu chiến Mỹ khủng hơn, dân biểu Mỹ danh giá hơn, thậm chí Việt kiều Mỹ nghe cũng hoành tráng hơn Việt kiều lung tung những nơi khác. Giấc mơ Mỹ chẳng những không đè nát cuộc đời Việt mà ngược lại, nó làm tổ trong lòng người Việt mọi tầng lớp, từ thượng tầng tinh hoa đến dân ngu khu đen, từ trí thức đến doanh nhân, từ đứa trẻ đến người già, từ cựu binh đánh Mỹ năm xưa đến cán bộ tuyên giáo vẫn chửi Mỹ năm này. Tổng thống Hoa Kỳ, ai không quan trọng, Obama hôm nay hay rất có thể Trump sắp tới, một anti-Obama, là đại diện cao nhất của chân trời mơ ước đó.
Trước hết, nước Mỹ nói chung đối với họ đáng tôn thờ hơn bất kì một quốc gia văn minh thịnh vượng nào khác. Nhật đáng kính trọng. Đức đáng nể. Anh, Úc, Canada đáng sống. Pháp, Ý thì đáng yêu. Các nước Bắc Âu đáng khâm phục. Hàn quốc cũng đáng học hỏi lắm. Song Mỹ là nhất. Là hình mẫu tuyệt đối của một thế giới đáng khao khát. Cái gì đến Việt Nam từ xứ cờ hoa, kể cả cà phê loãng, cũng mang thông điệp: Tôi chính là thứ bạn đang ao ước. Nho Mỹ ngọt hơn, kem Mỹ ngon hơn, sữa Mỹ bổ hơn, dao Mỹ sắc hơn, pin Mỹ bền hơn, học bổng Mỹ oai hơn, tiêu chuẩn Mỹ chuẩn hơn, tàu chiến Mỹ khủng hơn, dân biểu Mỹ danh giá hơn, thậm chí Việt kiều Mỹ nghe cũng hoành tráng hơn Việt kiều lung tung những nơi khác. Giấc mơ Mỹ chẳng những không đè nát cuộc đời Việt mà ngược lại, nó làm tổ trong lòng người Việt mọi tầng lớp, từ thượng tầng tinh hoa đến dân ngu khu đen, từ trí thức đến doanh nhân, từ đứa trẻ đến người già, từ cựu binh đánh Mỹ năm xưa đến cán bộ tuyên giáo vẫn chửi Mỹ năm này. Tổng thống Hoa Kỳ, ai không quan trọng, Obama hôm nay hay rất có thể Trump sắp tới, một anti-Obama, là đại diện cao nhất của chân trời mơ ước đó.
Đất nước của những thằng hèn - Antoine Cuong
Thế rồi, chuyện gì phải đến cũng đã đến. Sau hơn 3 tháng mong mỏi chờ đợi, cái kết thúc thật không nằm ngoài dự đoánvà không lấy gì làm bất ngờ với nhân dân chúng tôi: 500 triệu đô la và màn kịch xin lỗi của những tên hại dân hại nước, làm giàu trên quê hương và xương máu của đồng bào Việt Nam. Còn những thằng hèn lãnh đạo thì cứ trâng tráo và lươn lẹo trước những nỗi đau và mất mát của dân tộc.
lundi 11 juillet 2016
30 Tháng Tư trên Quốc Lộ 4 - Từ Mỹ Thuận đến Trung Lương - Kỳ Ngọc Thanh Vân
“…Câu chuyện
sắp kể, dù tôi vẫn chưa thể xác quyết, đã liên quan đến việc sống chết của 2
người lính thuộc bộ chỉ huy Thiết Đoàn 2, Sư đoàn 9 Bộ binh. Hy vọng thân nhân
của các anh sẽ đọc được câu chuyện này..”
Trước 75, đoạn Mỹ Thuận Trung Lương thuộc về Quốc Lộ 4 chỉ có 60 km, chạy qua các quận Cái Bè, Cai Lậy và Châu Thành của tỉnh Định Tường. Tuy ngắn nhưng đây là đoạn huyết mạch nối thủ đô Saigon với các tỉnh Miền Tây. Do đó, khi Cộng quân bao vây Saigon trong những ngày cuối, Sư đoàn 9 đã di chuyển Bộ Chỉ Huy nhẹ về thị xã Mỹ Tho, Phối hợp với Sư đoàn 7 để bảo vệ mạn nam của Saigon. Sáng hôm định mệnh, tôi được lệnh rời Bộ Tư Lịnh ở Vĩnh Long để đi Mỹ Tho. Như thế, tôi sẽ phải vượt qua đoạn đường vừa nói.
dimanche 27 mars 2016
samedi 26 mars 2016
vendredi 19 février 2016
Các vị tổng thống Hoa Kỳ - Giao Chỉ
Thưa các bạn độc giả.
Hôm nay nước Mỹ được nghỉ vì là ngày lễ tưởng nhớ các vị tổng thống. Tôi tìm trên Mạng tin tức về ngày quốc lễ chợt thấy bài báo cũ của chính Giao Chỉ viết nhiều năm trước. Bèn đọc lại thấy vẫn Ok, sau khi sửa lại vài chữ, xin gửi tặng các bạn.
Tình tự dân tộc ở đâu?
Tổng thống Hoa Kỳ có phải là tổng thống của chúng ta hay không? Chúng ta đây là người Việt mang quốc tịch Hoa Kỳ. Trên pháp lý thì đúng đấy, nhưng trên thực tế thì dân ta có vẻ lạnh lùng hờ hững lắm. Như vậy có vẻ bất công với đất nước mà chúng ta đã hưởng phúc lợi khá nhiều.
Hôm nay nước Mỹ được nghỉ vì là ngày lễ tưởng nhớ các vị tổng thống. Tôi tìm trên Mạng tin tức về ngày quốc lễ chợt thấy bài báo cũ của chính Giao Chỉ viết nhiều năm trước. Bèn đọc lại thấy vẫn Ok, sau khi sửa lại vài chữ, xin gửi tặng các bạn.
Tình tự dân tộc ở đâu?
Tổng thống Hoa Kỳ có phải là tổng thống của chúng ta hay không? Chúng ta đây là người Việt mang quốc tịch Hoa Kỳ. Trên pháp lý thì đúng đấy, nhưng trên thực tế thì dân ta có vẻ lạnh lùng hờ hững lắm. Như vậy có vẻ bất công với đất nước mà chúng ta đã hưởng phúc lợi khá nhiều.
LITTLE SAIGON TẾT PARADE 2016
DIỄN HÀNH ĐẦU XUÂN BÍNH THÂN TẠI THÀNH PHỐ WESTMINSTER
CALIFORNIA (FEB.13.2016).
Bài Thơ Tình Viết Từ Ngục Tối (Nguyệt Ánh, Việt Dzũng)
Bài Thơ Tình Viết Từ Ngục Tối
Nhạc Nguyệt Ánh-Việt Dzũng & Nguyệt Ánh trình bày
Valentine Trong Di Sản Chiến Tranh - Giao Chỉ, San Jose
Valentime...Hãy
viết lời yêu thương ngay từ San Jose, California cho những người ngồi
bên cạnh ta. Một lần. Và xin đừng gửi thông báo cho tôi những lời mắng
chửi qua lại giữa anh em làm hư hỏng cả chữ nghĩa tổ tiên ông bà để lại
từ ngàn xưa. Riêng tôi, xin gửi bông hoa tình yêu cho các bạn...Xin mở
att để xem hình...
Quả thực Hiệp Chủng Quốc là đất nước Phú quý sinh lễ nghĩa. Tháng Hai hàng năm là tháng của Tình yêu, bày tỏ tấm lòng của con người với con người. Tháng Hai, nhà văn gọi là tháng Tình yêu thăng hoa, tháng làm đẹp lại lòng thương yêu đã tàn lụi, làm mới lại mối tơ duyên đã phai màu.
Quả thực Hiệp Chủng Quốc là đất nước Phú quý sinh lễ nghĩa. Tháng Hai hàng năm là tháng của Tình yêu, bày tỏ tấm lòng của con người với con người. Tháng Hai, nhà văn gọi là tháng Tình yêu thăng hoa, tháng làm đẹp lại lòng thương yêu đã tàn lụi, làm mới lại mối tơ duyên đã phai màu.
Bây giờ nhập gia tùy tục, người Việt Nam tại Mỹ cũng Happy Valentine, và nhà viết bình luận cũng phải có đề tài về ngày tháng của tình yêu.
Tại sao lại có Valentine vào tháng Hai mỗi năm. Nhiều câu chuyện lịch sử rất mơ hồ truyền tụng từ cả ngàn năm pha trộn giữa nguồn gốc tôn giáo và xã hội. Sau cùng hầu hết các nước Tây phương và Mỹ châu đều mừng lễ hội Valentine. Mời nhau bữa tiệc. Tặng hoa, trao thiệp viết lời yêu thương và giá trị nhất là những lá thư, những lời bày tỏ bằng chử viết gởi cho nhau.
Tết và lạnh lùng tương lai Việt
"Vì sao? Vì chưa có năm nào người Trung Quốc xuất hiện tại Việt Nam đông
như Tết năm nay, trong lúc mọi chuyện về chính trị, biên giới, lãnh hải,
hải đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang là chuyện nhức nhối, gay
cấn và căng thẳng"
Đầu Xuân, rủ bạn bè làm một chuyến du khảo Đà Nẵng, Hội An, Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh… Và mai mốt là Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, lục tỉnh miền Tây… Nhưng đi nửa chừng, mới qua Đà Nẵng, Hội An, sắp bước vào đất Hà Tĩnh thì chẳng còn muốn đi thêm nữa. Cảm giác lạnh lùng, trống rỗng và đôi khi sợ hãi hiện ra càng thêm rõ. Nổi trội hơn có lẽ là cảm giác lạnh. Cái lạnh đến từ bên trong tâm hồn chứ không phải những trận rét của thiên nhiên. Tự dưng, một câu hỏi ám ảnh: Người Việt đã lạnh lùng từ bao giờ? Và tương lai Việt đi về đâu?
Đầu Xuân, rủ bạn bè làm một chuyến du khảo Đà Nẵng, Hội An, Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh… Và mai mốt là Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, lục tỉnh miền Tây… Nhưng đi nửa chừng, mới qua Đà Nẵng, Hội An, sắp bước vào đất Hà Tĩnh thì chẳng còn muốn đi thêm nữa. Cảm giác lạnh lùng, trống rỗng và đôi khi sợ hãi hiện ra càng thêm rõ. Nổi trội hơn có lẽ là cảm giác lạnh. Cái lạnh đến từ bên trong tâm hồn chứ không phải những trận rét của thiên nhiên. Tự dưng, một câu hỏi ám ảnh: Người Việt đã lạnh lùng từ bao giờ? Và tương lai Việt đi về đâu?
Ca khúc “Ly rượu mừng” phẩm-vật-tinh-thần trong truyền thống Tết Việt Nam - Du Tử Lê
Thi sĩ Du Tử Lê viết về Ca khúc “Ly rượu mừng” phẩm-vật-tinh-thần trong truyền thống Tết Việt Nam
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ. Vì từ ngày bắt đầu sáng tác, ở tuổi 17, tới ngày từ trần, ở tuổi 62, cuộc trường chinh âm nhạc của họ Phạm là, những ngọn cờ đã cắm được trên nhiều đỉnh cao nghệ thuật.
Khởi đầu với những ca khúc lấp lánh tin yêu lồng ngực tuổi trẻ, Phạm Đình Chương đi lần tới những ca khúc mang nhiều tính hiện thực, như “Tiếng dân chài,” “Được mùa,” hoặc đất nước, ca dao như “Anh đi chiến dịch,” “Lá thư người chiến sĩ,” “Khúc giao duyên,” “Mười thương”… Và, dĩ nhiên, tình ca, một đỉnh ngọn cao ngất khác của ông.
Dù ở núi non âm nhạc nào, ca từ Phạm Đình Chương cũng đều thấm đẫm thi tính. Ngay tự những ca khúc thời khởi đầu sự nghiệp, khi chỉ mới 17, 18 tuổi, người ta đã thấy ông như một thi sĩ, viết lời cho ca khúc của mình.
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ. Vì từ ngày bắt đầu sáng tác, ở tuổi 17, tới ngày từ trần, ở tuổi 62, cuộc trường chinh âm nhạc của họ Phạm là, những ngọn cờ đã cắm được trên nhiều đỉnh cao nghệ thuật.
Khởi đầu với những ca khúc lấp lánh tin yêu lồng ngực tuổi trẻ, Phạm Đình Chương đi lần tới những ca khúc mang nhiều tính hiện thực, như “Tiếng dân chài,” “Được mùa,” hoặc đất nước, ca dao như “Anh đi chiến dịch,” “Lá thư người chiến sĩ,” “Khúc giao duyên,” “Mười thương”… Và, dĩ nhiên, tình ca, một đỉnh ngọn cao ngất khác của ông.
Dù ở núi non âm nhạc nào, ca từ Phạm Đình Chương cũng đều thấm đẫm thi tính. Ngay tự những ca khúc thời khởi đầu sự nghiệp, khi chỉ mới 17, 18 tuổi, người ta đã thấy ông như một thi sĩ, viết lời cho ca khúc của mình.
Hương xuân ngày cũ, Sài Gòn trước 1975 - Trịnh Thanh Thủy
Gần đây cư dân mạng truyền nhau những tấm hình, những
video clip phim xưa có ghi lại những hình ảnh quê hương Việt Nam ngày
cũ, đã làm sống dậy ký ức của những người con lưu xứ. Nhất là hình ảnh
Tết Sài Gòn, mỗi độ xuân về.
.
.
Sống ở đất người, bốn mùa rõ rệt, tôi thấy được thu,
hạ, đông đi, xuân tới, luân chuyển nhẹ nhàng như một vũ khúc mang mang
của đất trời. Chồi non nẩy lộc, lá mới cựa mình, no căng nhựa sống,
xanh biếc những bao la hy vọng. Tết đến trong tuổi thơ và những ngày mới
lớn của tôi ở Sài Gòn dịu dàng hiện về, thật là trìu mến.Với tôi, Sài
Gòn hai mùa mưa nắng, không có mùa xuân, mà chỉ có ngày Tết.
.
.
Giao Chỉ, San Jose - (Hồi ký hết sức cảm động của người tù xuất trại năm 1981)
Hồi ký hết sức cảm động của người tù xuất trại năm 1981
Người về trước mùa Xuân 1980 Hơn 30 năm qua, chúng tôi đọc hàng ngàn bài viết về chuyện tù tập trung lao động cải tạo. Từ chuyện đi trình diện, đời sống trong tù. Chuyện thăm nuôi. Chuyện ốm đau, chuyện đói khát, chuyện lao động và chuyện chôn cất. Sau cùng là chuyện được tha về. Cuối năm nay, qua đến năm thứ 41 của cuộc đổi đời, chợt thấy trên Mạng lưới điện toán có bài bút ký năm 1980 của người cha thoát khỏi ngục tù lao cải về với gia đình. Bài viết tuyệt vời với tinh thần lạc quan ngay cả với cuộc sống trong ngục tù. Sau cuộc chiến, rõ ràng là các chiến binh Việt nam Cộng Hoà phải chịu thảm kịch cay đắng trong trại tù. Đây là cuộc chiến tranh tiếp tục giữa kẻ thắng với người thua. Kẻ làm cai tù với những người tù không án. Cuộc chiến không có hậu phương và tiền tuyến. Không có hy vọng và không có tương lai. Nhưng sau cùng, phần lớn dù trải qua 10 năm hay 20 năm, những người tù binh trình diện cũng vượt qua được giai đoạn đau thương và làm lại cuộc đời. Trong bài bút ký này, tác giả kể lại một đoạn đời đẹp để nhất sau những ngày tù đầy. Đó là chuyến đi về miền Nam để gặp lại vợ con. Đoạn văn tuyệt bút với đoạn kết rất bất ngờ nhưng đầy xúc động. Nhân dịp cùng đón mùa Xuân năm thứ 41 trên quê hương mới, tôi rất sung sướng giới thiệu với quý độc giả bài viết của con người trở về với mùa xuân 1980. Kèm theo 2 tấm hình cảnh Hà Nội 1980, khi tác giả trở về. Xin cảm ơn tác giả vô danh.
Giới thiệu của Giao Chỉ, San Jose.
Người về trước mùa Xuân 1980 Hơn 30 năm qua, chúng tôi đọc hàng ngàn bài viết về chuyện tù tập trung lao động cải tạo. Từ chuyện đi trình diện, đời sống trong tù. Chuyện thăm nuôi. Chuyện ốm đau, chuyện đói khát, chuyện lao động và chuyện chôn cất. Sau cùng là chuyện được tha về. Cuối năm nay, qua đến năm thứ 41 của cuộc đổi đời, chợt thấy trên Mạng lưới điện toán có bài bút ký năm 1980 của người cha thoát khỏi ngục tù lao cải về với gia đình. Bài viết tuyệt vời với tinh thần lạc quan ngay cả với cuộc sống trong ngục tù. Sau cuộc chiến, rõ ràng là các chiến binh Việt nam Cộng Hoà phải chịu thảm kịch cay đắng trong trại tù. Đây là cuộc chiến tranh tiếp tục giữa kẻ thắng với người thua. Kẻ làm cai tù với những người tù không án. Cuộc chiến không có hậu phương và tiền tuyến. Không có hy vọng và không có tương lai. Nhưng sau cùng, phần lớn dù trải qua 10 năm hay 20 năm, những người tù binh trình diện cũng vượt qua được giai đoạn đau thương và làm lại cuộc đời. Trong bài bút ký này, tác giả kể lại một đoạn đời đẹp để nhất sau những ngày tù đầy. Đó là chuyến đi về miền Nam để gặp lại vợ con. Đoạn văn tuyệt bút với đoạn kết rất bất ngờ nhưng đầy xúc động. Nhân dịp cùng đón mùa Xuân năm thứ 41 trên quê hương mới, tôi rất sung sướng giới thiệu với quý độc giả bài viết của con người trở về với mùa xuân 1980. Kèm theo 2 tấm hình cảnh Hà Nội 1980, khi tác giả trở về. Xin cảm ơn tác giả vô danh.
Giới thiệu của Giao Chỉ, San Jose.
mardi 2 février 2016
Tiếng hát liêu trai Thanh Thuý - 40 mùa xuân chưa quay về cố hương - Cát Linh, phóng viên RFA
Mời quí vị cùng Cát Linh nghe những ca khúc xuân và tâm tình của
người nghệ sĩ đã trải qua 40 mùa xuân ở xứ người. Những ca khúc xuân bà
đã từng hát luôn vang lên ở khắp nơi trong những ngày đón năm mới, dù là
ở Việt Nam hay hải ngoại.
Tiếng hát liêu trai Thanh Thuý và 40 mùa xuân chưa quay về cố hương.
“Trong thế gian đang vui mừng đón Xuân
Chắc nàng xuân năm nay đẹp bội phần
………………………………………….
Để cho đất nước vui trọn mùa xuân thắm xinh” (Tâm sự ngày Xuân)
“Cái cảm giác lúc đó nó quá buồn. Tại vì là ngày xuân nhưng đâu có ai thấy xuân đâu. Đi hát là ngày xuân đầu tiên của ngày tôi di tản qua Mỹ, nhưng thật sự những người dưới sân khấu nghe tôi hát cũng như tôi đứng hát trên sân khấu, nhưng mà cùng một tâm trạng là quá buồn. Đến nỗi mình hát ra là mình rơi nước mắt, mình khóc. Mà ở dưới khán giả cũng khóc. Khi mình hát những bài về thân phận của người mất nước, người lưu vong. Cái cảnh đó rất là xúc động. Không bao giờ quên được những ngày đầu ở xứ người.”
Tiếng hát liêu trai Thanh Thuý và 40 mùa xuân chưa quay về cố hương.
“Trong thế gian đang vui mừng đón Xuân
Chắc nàng xuân năm nay đẹp bội phần
………………………………………….
Để cho đất nước vui trọn mùa xuân thắm xinh” (Tâm sự ngày Xuân)
“Cái cảm giác lúc đó nó quá buồn. Tại vì là ngày xuân nhưng đâu có ai thấy xuân đâu. Đi hát là ngày xuân đầu tiên của ngày tôi di tản qua Mỹ, nhưng thật sự những người dưới sân khấu nghe tôi hát cũng như tôi đứng hát trên sân khấu, nhưng mà cùng một tâm trạng là quá buồn. Đến nỗi mình hát ra là mình rơi nước mắt, mình khóc. Mà ở dưới khán giả cũng khóc. Khi mình hát những bài về thân phận của người mất nước, người lưu vong. Cái cảnh đó rất là xúc động. Không bao giờ quên được những ngày đầu ở xứ người.”
Ai Thắng?
Ông Nguyễn Phú Trọng đã thắng trong cuộc đua về chiếc ghế Tổng Bí Thư
ĐCS. Ông Trọng có biệt danh là "Trọng Lú", vậy thì ông có lú không? Và,
tại sao ông Nguyễn Tấn Dũng, người mà trước đây, tưởng chừng như chiếc
ghế TBT đã ghi tên ông và chỉ cần ông đến là có thể chễm chệ ngồi vào,
lại phải "xin rút" tên trong danh sách ứng cử?
Ngược lại với mấy năm trước, khi mà Vinashin chìm xuồng, ông Dũng tưởng như phải bị kỷ luật, nhưng đến lúc phải đem ra hội nghị mổ xẻ, thì trong khi ông Dũng điềm nhiên ngồi khảy móng tay, ông Trọng đã không dám gọi thẳng tên ông Dũng mà phải gọi là "Đồng chí X.". Có người đã nói rằng ông Dũng là Thủ Tướng có nhiều quyền hạn nhất, và ngược lại ông Trọng là TBT ít quyền hạn nhất, trong lịch sử ĐCSVN.
Ngược lại với mấy năm trước, khi mà Vinashin chìm xuồng, ông Dũng tưởng như phải bị kỷ luật, nhưng đến lúc phải đem ra hội nghị mổ xẻ, thì trong khi ông Dũng điềm nhiên ngồi khảy móng tay, ông Trọng đã không dám gọi thẳng tên ông Dũng mà phải gọi là "Đồng chí X.". Có người đã nói rằng ông Dũng là Thủ Tướng có nhiều quyền hạn nhất, và ngược lại ông Trọng là TBT ít quyền hạn nhất, trong lịch sử ĐCSVN.
Lời chia buồn, gửi ông Tổng Trọng
Thưa ông,
Tôi chỉ là 1 phó thường dân, trong cái nước mang danh XHCN này. Dĩ nhiên, tôi không phải, là Đảng viên CS. Để có thể, cùng hội – cùng thuyền với ông.
Được tin, ông vừa làm lễ Đăng quang, sau một kì Đại nghị: Nặng, thì nói là gian lận. Nhẹ, thì nói là sai quy chế. Đã “hết sức Dân chủ”, nhưng lại chỉ có 1 ứng viên duy nhất, cho cái ngôi vị “Vua tập thể”. Một “chiến thắng”, vang dội. Ngày ông Đăng quang, giá rét thê lương – mưa gió sụt sùi. Khỏe như trâu, cũng lăn đùng ra, chết như ngả rạ. Có vẻ, Trời không chấm ông, vào ngôi Thiên tử.
Tôi chỉ là 1 phó thường dân, trong cái nước mang danh XHCN này. Dĩ nhiên, tôi không phải, là Đảng viên CS. Để có thể, cùng hội – cùng thuyền với ông.
Được tin, ông vừa làm lễ Đăng quang, sau một kì Đại nghị: Nặng, thì nói là gian lận. Nhẹ, thì nói là sai quy chế. Đã “hết sức Dân chủ”, nhưng lại chỉ có 1 ứng viên duy nhất, cho cái ngôi vị “Vua tập thể”. Một “chiến thắng”, vang dội. Ngày ông Đăng quang, giá rét thê lương – mưa gió sụt sùi. Khỏe như trâu, cũng lăn đùng ra, chết như ngả rạ. Có vẻ, Trời không chấm ông, vào ngôi Thiên tử.