jeudi 21 janvier 2016
Những bài thơ, nhạc cho Hoàng Sa Trường Sa - Mặc Lâm, phóng viên RFA
Những
bài viết tuy dài ngắn khác nhau, nhưng chủ đề chính là đòi chủ quyền Hoàng Sa
Trường Sa là của Việt Nam.
Bên
cạnh những bài viết có tính chính luận, có không ít bài thơ được gửi đi khắp thế
giới trong chủ đề này. Hôm nay chúng tôi mời quý vị thưởng thức vài bài thơ hoặc
nhạc phổ từ thơ rất độc đáo của những ngòi bút nổi tiếng hay chưa nổi tiếng,
nhưng nét chung của các tác giả lại rất giống nhau: xót xa trước những mất mát
không thể bù đắp, và đau đớn trên từng giọt máu đã đổ ra để bảo vệ tổ quốc.
Ngược
thời gian trở về với năm 1974, toàn dân miền Nam lúc ấy đang sống trong chiến
tranh với miền Bắc nhưng khi nghe tin Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm thì hầu
như cả miền Nam rực lửa. Quân đội vừa phải đối diện với các lực lượng lớn đang
ùa vào từ miền Bắc lại phải đối mặt với kẻ thù bên ngoài là Trung Quốc, thế gọng
kềm đã làm suy kiệt sức chiến đấu của đội binh tinh nhuệ của miền Nam lúc bấy
giờ.
Trần Trung Đạo: Mao và chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa 1974
Luồng gió ngoại giao đã đổi chiều khi
Tổng Thống Mỹ Richard Nixon bắt tay với Mao ngày 21 tháng Hai 1972.
Chuyến viếng thăm Trung Cộng của Nixon nhắm vào 3 mục đích: (1) hướng
tới một giải pháp hòa bình tại Đài Loan, (2) tìm một giải pháp hòa bình
cho chiến tranh Việt Nam qua đàm phán và (3) giảm ảnh hưởng của Liên Xô.
Như lịch sử đã chứng minh, ít nhất hai trong số ba mục đích của TT
Richard Nixon đều không đạt được. Chỉ riêng vấn đề Việt Nam, chiến tranh
không chấm dứt bằng giải pháp hòa bình mà bằng máu cho đến ngày
30-4-1975.
Nhà văn Phan Nhật Nam tác giả của "Mùa Hè Đò Lửa" vừa cho ra mắt tác
phẩm mới nhất của ông mang tên “Phận Người Vận Nước”, viết về một quãng
thời gian dài từ năm 1945 tới nay, trong đó những sự kiện lịch sử hòa
lẫn, quyện chặt với thân phận người dân Việt Nam tạo nên một dòng chảy
đặc quánh những bi thương thống khổ.
Tác phẩm thứ 15 này được tập trung từ những bài nói chuyện của nhà văn trên hệ thống truyền hình SBTN và sau đó được Tuần Báo Sống biên tập và phát hành.
Năm nay cũng là sinh nhật thứ 70 của nhà văn Phan Nhật Nam, “Phận người vận nước” được xem là dấu ấn sau 44 năm cầm viết kể từ tác phẩm đầu tiên mang tên “Dấu binh lửa” xuất bản năm 1969 tại Sài Gòn.
Tác phẩm thứ 15 này được tập trung từ những bài nói chuyện của nhà văn trên hệ thống truyền hình SBTN và sau đó được Tuần Báo Sống biên tập và phát hành.
Năm nay cũng là sinh nhật thứ 70 của nhà văn Phan Nhật Nam, “Phận người vận nước” được xem là dấu ấn sau 44 năm cầm viết kể từ tác phẩm đầu tiên mang tên “Dấu binh lửa” xuất bản năm 1969 tại Sài Gòn.
ĐỔI THAY SẼ TỚI TỪ NGƯỜI DÂN NẾU…. - (Đặng Chí Hùng)
Trong
nhiều ngày qua, càng gần đến đại hội đảng CSVN lần thứ 12 thì có nhiều
đồn đoán, thông tin xuôi ngược. Nhưng liệu những động thái xếp ghế, phân
chia quyền lực hay đấu đá nội bộ có ảnh hưởng gì đến cục diện chính trị
của cả đất nước Việt Nam hay không ?. Có lẽ chúng ta cần phải nhận xét
một số vấn đề dưới đây để thấy rõ nhất.
Ngồi Xuống Đây! Tao Đút Cho Mày
Ngồi Xuống Đây! Tao Đút Cho Mày
Thơ Giồng Ông Tố - Nhạc & trình bày mũxanh dzuylynh
Thơ Giồng Ông Tố - Nhạc & trình bày mũxanh dzuylynh
Dzuy Lynh, người lính chưa bao giờ giải ngũ - Cát Linh, phóng viên RFA
“Có người lính già thao thức trong đêm
Nghe dấu đạn bom chưa mờ ký ức
Nhìn ánh sao sa mà ngỡ hỏa châu rơi
Gọi tên non sông gọi tên đồng đội
Tàn đêm cô đơn gọi tên chiến trường
Mũ Xanh áo trận mang kiếp sống ly hương…” (Người lính không bao giờ chết)
“Là một người lính, tôi cũng như các chiến hữu, những người đang sống lưu lạc ở xứ người đất khách vẫn quan niệm rằng cái cuộc đời binh nghiệp của mình vẫn chưa chấm dứt sau cái ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cái lý tưởng đó đeo đuổi chúng tôi suốt cả cuộc đời.”
Nghe dấu đạn bom chưa mờ ký ức
Nhìn ánh sao sa mà ngỡ hỏa châu rơi
Gọi tên non sông gọi tên đồng đội
Tàn đêm cô đơn gọi tên chiến trường
Mũ Xanh áo trận mang kiếp sống ly hương…” (Người lính không bao giờ chết)
“Là một người lính, tôi cũng như các chiến hữu, những người đang sống lưu lạc ở xứ người đất khách vẫn quan niệm rằng cái cuộc đời binh nghiệp của mình vẫn chưa chấm dứt sau cái ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cái lý tưởng đó đeo đuổi chúng tôi suốt cả cuộc đời.”
Món quà đêm đông - Hạt sương khuya
Paris đang bước vào cái rét của những
ngày đầu đông. Ngồi một mình trong đêm vắng lặng câm, gậm nhấm từng nét
vẽ trên bức tranh của một người họa sĩ mà tôi đã có cùng anh rất nhiều
những cảm nhận về nỗi đau thân phận, nỗi đau của một quê hương ngập tràn
mùi thuốc súng, quyện cùng mùi tanh của máu, trộn lẫn trên những giọt
nước mắt của người góa phụ, hay xót xa hơn trong ánh mắt của người thiếu
nữ lặng buồn bên những tháng ngày xuân sắc.
KHG Dương Nguyệt Ánh : 40 năm Quốc Hận và Con Đường Tương Lai
Ánh xin trân trọng kính chào tất cả quý vị.
Trước hết, Ánh xin chân thành cảm tạ ông Lê Văn Trang, BS Chủ Tịch
Đào Bá Ngọc và Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Vùng
Montreal đã có nhã ý mời Ánh đến đây để gặp gỡ và thưa chuyện với
quý vị. Và quan trọng hơn hết, Ánh xin cảm ơn sự hiện diện của tất
cả quý vị hôm nay, nhất là những quý vị ở xa đã phải lái xe nhiều
giờ để đến đây. Chưa sang đến Montreal mà từ mấy tuần trước Ánh đã
nhận được nhiều điện thư chào đón ân cần, Ánh xin nhân dịp nầy trân
trọng ghi nhận và tri ân những thịnh tình này, và biết là Ánh sẽ
còn phải cố gắng thật nhiều nữa thì mới xứng đáng.
mercredi 6 janvier 2016
Ngồi Xuống Đây! Tao Đút Cho Mày
Ngồi Xuống Đây! Tao Đút Cho Mày
Thơ Giồng Ông Tố - Nhạc & trình bày mũxanh dzuylynh
Thơ Giồng Ông Tố - Nhạc & trình bày mũxanh dzuylynh
Hát cho anh, người thương binh VNCH - Cát Linh, phóng viên RFA
“Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi…” (tiếng hát của người thương binh bán vé số và âm thanh hỗn tạp của một bến xe buýt)
Giữa những âm thanh hỗn tạp của bến xe đò, người thương binh chỉ còn lại một chân vội vã leo lên chiếc xe khách chưa chuyển bánh. Cây ghi ta thùng cũ kỹ, lộ những vết tróc nhem nhuốc, khắc lên đó tuổi đời của thời gian. Người thương binh cất tiếng hát, bài hát “Rừng lá thấp” của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Những người khách trên chuyến xe, già có, trẻ có, bỗng nhiên được vài phút giây tách mình ra hẳn tiếng la ó của bến xe, tiếng hàng rong mời gọi ổ bánh mì, cây mía ghim. Người nhìn xa xăm. Người cúi đầu yên lặng. Họ nghĩ gì, thấy gì? Không ai biết…
Chỉ biết rằng khi ngừng tiếng hát, người thương binh rút cọc vé số trong túi áo màu xanh lá đã bạc cùng năm tháng, bước những bước đi khập khiễng mời khách mua giúp. Những gương mặt quay đi, ngại ngùng… Có lẽ cuộc sống của họ cũng chẳng có phần tốt hơn.
Giữa những âm thanh hỗn tạp của bến xe đò, người thương binh chỉ còn lại một chân vội vã leo lên chiếc xe khách chưa chuyển bánh. Cây ghi ta thùng cũ kỹ, lộ những vết tróc nhem nhuốc, khắc lên đó tuổi đời của thời gian. Người thương binh cất tiếng hát, bài hát “Rừng lá thấp” của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Những người khách trên chuyến xe, già có, trẻ có, bỗng nhiên được vài phút giây tách mình ra hẳn tiếng la ó của bến xe, tiếng hàng rong mời gọi ổ bánh mì, cây mía ghim. Người nhìn xa xăm. Người cúi đầu yên lặng. Họ nghĩ gì, thấy gì? Không ai biết…
Chỉ biết rằng khi ngừng tiếng hát, người thương binh rút cọc vé số trong túi áo màu xanh lá đã bạc cùng năm tháng, bước những bước đi khập khiễng mời khách mua giúp. Những gương mặt quay đi, ngại ngùng… Có lẽ cuộc sống của họ cũng chẳng có phần tốt hơn.
Đôi điều về một vị thầy khả kính - Phạm Tín An Ninh
Thời
còn đi học, tôi không được may mắn học với giáo sư Lưu Trung Khảo. Thầy
dạy ở Sài gòn và một vài trường ở các tỉnh miền Nam, tôi chỉ học ở Nha
trang. Lúc vào lính tôi cũng chưa hề được gặp thầy, khi thầy có một thời
gian trong quân ngũ. Thầy phục vụ ở Tổng Cục CTCT và Tòa Đô Chánh, còn
tôi thì ở một đơn vị chiến đấu tại Vùng 2.
Sau 1975, Thầy định cư ở Mỹ, còn tôi ở
mãi tận Bắc Âu, nên không biết những hoạt động của thầy. Sau này thỉnh
thoảng đọc được một số bài viết của thầy, về chính trị, văn hóa và một
số lãnh vực khác, tôi ngưỡng mộ một người hiểu biết rộng, rất nặng tấm
lòng với quê hương dân tộc, và đặc biệt với các thế hệ hậu sinh. Thấy
trước cái tên thật đẹp của thầy thường có kèm theo hai chữ giáo sư, tôi
đi hỏi mấy anh bạn tốt nghiệp sư phạm, hy vọng đã từng là đồng nghiệp
của thầy, cũng chỉ được biết có thời thầy dạy ở Nguyễn Trãi sau này là
Chu Văn An, và cuối cùng về Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Ngoài ra tôi cũng được
biết thêm về các hoạt động rất đa diện và tích cực của thầy từ khi thầy
đến định cư ở Hoa Kỳ.
Tiễn biệt Giáo Sư Lưu Trung Khảo - người gìn giữ tiếng Việt ở hải ngoại
NEWPORT BEACH, California (NV) - Hôm
Thứ Bảy, 2 Tháng Giêng, nắng vàng tươi nhưng lòng người nặng trĩu,
nhiều giọt nước mắt lăn dài trên má khi tiễn biệt Giáo Sư Lưu Trung
Khảo, một trong những đại thụ đã cất công thành lập những lớp học Việt
ngữ để bảo tồn văn hóa Việt và tiếng Việt được lưu truyền mãi mãi ở hải
ngoại, tại Pacific View Memorial Park ở Newport Beach.
Đến viếng Giáo Sư Lưu Trung Khảo, Giáo Sư Bùi Mỹ Dương mang theo di ảnh của ông kèm theo câu đối “Đất nước nhiễu nhương vững lái, tháng năm dốc sức bôn ba ngành giáo dục/ Thế gian chao đảo bền lòng, khuya sớm bình tâm rong ruổi đạo từ bi.”
Đến viếng Giáo Sư Lưu Trung Khảo, Giáo Sư Bùi Mỹ Dương mang theo di ảnh của ông kèm theo câu đối “Đất nước nhiễu nhương vững lái, tháng năm dốc sức bôn ba ngành giáo dục/ Thế gian chao đảo bền lòng, khuya sớm bình tâm rong ruổi đạo từ bi.”
Thương phế binh VNCH khi cuộc chiến tàn - Thanh Trúc, phóng viên RFA
Cuộc chiến Việt Nam, chấm dứt ngày 30 tháng Tư 1975, để lại 20.000
thương binh Việt Nam Cộng Hòa với mức độ thương tật nặng nhẹ khác nhau,
trong đó số bị tàn phế, cụt tay, cụt chân, bị mù mắt, bị mất sức lao
động là từ 3.000 đến 5.000 người.
Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa rất cần được giúp đỡ vì họ là những người bị bạc đãi, bị phân biệt đối xử và không được hưởng một chế độ phúc lợi nào, là khẳng định của hòa thượng Thích Không Tánh, chùa Liên Trì:
“Phải nói thẳng thương phế binh rất khổ, đã có người phải lê lết đi ban vé số, đi xin ăn... khổ lắm. Thương phế binh ở Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng và mấy vùng sâu rất khổ bởi vì sau 75 thì phần đông người ta phải ẩn lánh ở vùng xa để sống, rất tội nghiệp. Nhà nước không có sự nhân đạo đối với anh em.”
Những mảnh đời rách nát
Năm 1999, tại Pháp, tuyển tập góp nhặt những bài viết ngắn do các thương phế binh trong nước gởi ra, được nhà báo Nguyển Văn Huy và bác sĩ Phan Minh Hiển biên soạn lại dưới tựa đề Những Mảnh Đời Rách Nát, là tiếng chuông vang đầu tiên về cuộc đời khốn khổ của thương binh miền Nam ngay sau 30 tháng Tư 75. Dần dà, khi cuộc sống ổn định, những cựu quân nhân và những người dân Việt thoát ra bến bờ tự do bắt đầu nghĩ đến việc giúp đỡ thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa còn ở lại trong nước.Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa rất cần được giúp đỡ vì họ là những người bị bạc đãi, bị phân biệt đối xử và không được hưởng một chế độ phúc lợi nào, là khẳng định của hòa thượng Thích Không Tánh, chùa Liên Trì:
“Phải nói thẳng thương phế binh rất khổ, đã có người phải lê lết đi ban vé số, đi xin ăn... khổ lắm. Thương phế binh ở Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng và mấy vùng sâu rất khổ bởi vì sau 75 thì phần đông người ta phải ẩn lánh ở vùng xa để sống, rất tội nghiệp. Nhà nước không có sự nhân đạo đối với anh em.”
Chương trình H.O tái định cư: Tất cả là bước khởi đầu - Cát Linh, phóng viên RFA
Tiếp tục loạt bài về Tái định cư thương phế binh VNCH, Cát Linh xin
gửi đến quí vị những lời chia sẻ của nhạc sĩ Trúc Hồ và Bà Hạnh Nhơn, là
hai người sáng lập Hội H.O Cứu trợ thương phế binh, goá phụ VNCH và
cũng chính là hai người đã phát động hé mở lại chương trình định cư cho
các thương phế binh VNCH.
Trước tiên Bà Hạnh Nhơn cho biết:
“Chúng tôi rất mong mỏi việc đó. Tuy nhiên, việc này, đầu tiên là nhạc sĩ Trúc Hồ của đài SBTN phát động ra, nói với hội chúng tôi cung cấp danh sách thì được 580 người. Chúng tôi đã cùng với SBTN đi gặp bà Lora Funseth, ông McCain, dân biểu Alan Lowenthal, dân biểu Ed Royce. Ai cũng hứa yểm trợ nếu việc này được đưa ra bàn cãi ở Bộ Ngoại giao.”
Trước tiên Bà Hạnh Nhơn cho biết:
“Chúng tôi rất mong mỏi việc đó. Tuy nhiên, việc này, đầu tiên là nhạc sĩ Trúc Hồ của đài SBTN phát động ra, nói với hội chúng tôi cung cấp danh sách thì được 580 người. Chúng tôi đã cùng với SBTN đi gặp bà Lora Funseth, ông McCain, dân biểu Alan Lowenthal, dân biểu Ed Royce. Ai cũng hứa yểm trợ nếu việc này được đưa ra bàn cãi ở Bộ Ngoại giao.”
DB Alan Lowenthal trả lời RFA về đề nghị đưa thương phế binh VNCH sang Mỹ - Việt Hà, phóng viên RFA
Hôm 17 tháng 12 vừa qua, một số Dân biểu Mỹ bao gồm Dân biểu Alan
Lowenthal, Dân biểu Ed Royce, Dân biểu Christ Smith, Dân biểu Zoe
Lofgren và Dân biểu Gerald Connolly đã viết một bức thư đề nghị Bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ xem xét đưa 500 sĩ quan thương phế binh VNCH sang định cư
tại Mỹ. Nhân dịp này, Việt Hà của đài ACTD có cuộc phỏng vấn với Dân
biểu Lowenthal về đề nghị này.
Tái định cư thương phế binh VNCH: Cần dốc sức chung lòng - Nam Nguyên, phóng viên RFA
Sự kiện 5 Dân biểu Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ thuộc lưỡng đảng gởi thư
cho Ngoại trưởng John Kerry, đề nghị tái định cư các cựu quân nhân
thương phế binh VNCH tại nước Mỹ, nhận được nhiều phản ứng tích cực. Nam
Nguyên phỏng vấn bà Khúc Minh Thơ, cư dân Virginia, nhân vật từng có
những đóng góp hết sức to lớn để chương trình H.O trở thành hiện thực
trong thập niên 1990, tái định cư ở Hoa Kỳ gần 300.000 sĩ quan viên chức
chế độ cũ và gia đình.
Tâm tình của TPB VNCH về đề nghị được định cư ở Hoa Kỳ - Hoà Ái, phóng viên RFA
Vào hôm 17/12/2015, 5 vị Dân Biểu Hoa Kỳ gửi thư kêu gọi Ngoại trưởng
John Kerry xem xét để tái định cư cho các cựu sĩ quan Thương Phế Binh
(TPB) VNCH còn sót lại ở VN hiện nay. Phản ứng và tâm tình của các cựu
quân nhân TPB VNCH trước thông tin này ra sao?
Theo số liệu không chính thức của Hội H.O Cứu trợ Thương Phế Binh (TPB) & Quả phụ VNCH, hiện có khoảng hơn 500 cựu sĩ quan và 15 ngàn hạ sĩ quan cùng binh sĩ TPB VNCH đang sinh sống ở VN. 40 năm, kể từ khi cuộc chiến tranh VN kết thúc, có thể là một cái chớp mắt đối với nhiều người nhưng riêng với những cựu quân nhân TPB VNCH thì đây là thời gian quá dài trong tuyệt vọng khi họ phải sống kiếp lưu đày trên chính quê hương mình trong thân phận của một phế nhân.
Theo số liệu không chính thức của Hội H.O Cứu trợ Thương Phế Binh (TPB) & Quả phụ VNCH, hiện có khoảng hơn 500 cựu sĩ quan và 15 ngàn hạ sĩ quan cùng binh sĩ TPB VNCH đang sinh sống ở VN. 40 năm, kể từ khi cuộc chiến tranh VN kết thúc, có thể là một cái chớp mắt đối với nhiều người nhưng riêng với những cựu quân nhân TPB VNCH thì đây là thời gian quá dài trong tuyệt vọng khi họ phải sống kiếp lưu đày trên chính quê hương mình trong thân phận của một phế nhân.