dimanche 30 août 2015

THƯ GỬI BỌN CHÓ ÐẺ Ở HÀ NỘI - Bùi Bảo Trúc

Gửi bọn chó đẻ (*) ở Hà Nội:

Tao không thể dùng bất cứ một từ ngữ nào khác hơn để gọi chúng mày. Bởi vì chúng mày chính là một bọn chó đẻ.
Càng ngày những việc chúng mày làm và những việc chúng mày không dám làm đều cho thấy chúng mày là một bọn chó đẻ không hơn không kém.

“Bán trôn chứ không bán Nước!”

 
  
“Bán trôn chứ không bán Nước!” 
Nguoiviettudo - Giọng đọc Cát Bụi

Thân Phận Việt Nam: Việt Nam, Tấm Khiêng Muôn Thuở Chống Tàu. Xưa Cờ Vàng, Nay Cờ Đỏ, Tạo Mâu Thuẫn Giữa Người Quốc Gia, Mỹ Đang Thay Ngựa Giữa Dòng.

Thân Phận Việt Nam: Việt Nam, Tấm Khiêng Muôn Thuở Chống Tàu. Xưa Cờ Vàng, Nay Cờ Đỏ, Tạo Mâu Thuẫn Giữa Người Quốc Gia, Mỹ Đang Thay Ngựa Giữa Dòng.
Phan Văn Song, TS

http://mgpgallery.motgocpho.com/cpg15/albums/userpics/10001/normal_mua_thu_chet.jpgPhận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
(Nguyễn Du Kim Vân Kiều)


Chúng tôi, sau gần ba tuần đi thăm bạn bè xứ Mỹ, đươc đón nhận, được bạn bè chỉ rõ thêm, đóng góp thêm, vào cái nhìn vốn đã bi quan sẳn của chúng tôi, lại càng bi quan hơn, đối với tình hình đấu tranh cho Tự do, Dân chủ, Nhơn quyền, Công bằng, Lương thiện cho Việt Nam và người dân Việt Nam trong nước.

Nếu chỉ nói đơn thuần việc Chống Cộng, nói riêng, hay chuyện tranh đấu ủng hộ người dân Việt Nam trong nước, đứng lên giành quyền Tự quyết, thay Đảng Cộng Sản Việt Nam, giành lại quyền lèo lái Việt Nam, vượt quốc nạn Hán Hóa đang hoành hành, xây lại căn nhà Việt Nam hợp với ý nguyện của bao người Việt Nam mơ ước được một quốc gia Việt Nam tươi sáng, hào hùng, tử tế, nói chung. Chúng tôi lại càng tuyệt vọng hơn nữa ! Phải, chúng tôi tuyệt vọng khi nhìn cách đối xử mới của ông chủ nhà đất Mỹ, đối với cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản, trên đường ông, vì sắp từ giả nhiệm kỳ mình, đang sửa soạn một hướng chánh trị ngoại giao mới, đầy sà-phòng trơn trợt cho những người kế nhiệm!
 

Cờ Vàng: Hai Nghị Viên SJ Khiếu Nại Lên TT Obama

http://images.ngaynay.vn/t500/Uploaded/thutrang/2015_02_19/Dai_su_My_tai_Viet_Nam_Ted_Osius.jpgHai Nghị Viên SJ Khiếu Nại Lên TT Obama
.
San Jose (TH) – Trong một lá thư viết chung gởi cho Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, hai nghị viên Nguyễn Mạnh và Nguyễn Tâm cùng ký tên để khiếu nại và yêu cầu có biện pháp kỷ luật nghiêm khắc với thái độ coi thường cờ vàng và quá coi trọng CSVN của ông đại sứ Ted Osius.
Trong bức thư được gởi đến tòa Bạch ốc hôm thứ Năm ngày 27 tháng 8 vừa qua, hai nghị viên gốc Việt đã dùng lời lẽ ôn hòa nhưng cứng rắn, vạch ra những sai lầm nghiêm trọng của ông Ted Osius khi đã mang trên vai áo huy hiệu của cờ CSVN để tiếp xúc với người Việt tị nạn cộng sản, và đã 3 lần yêu cầu dẹp bỏ cờ vàng vì ông ta không muốn bị chụp hình với lá cờ đó, viện lý do là ông sẽ bị mất việc.

Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn (1944-2015) - Nguyễn Hưng Quốc

Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn, tên thật Nguyễn Văn Hải, sinh năm 1944 tại Phan Thiết, mới qua đời ngày 4 tháng 8 vừa qua, cũng tại Phan Thiết. Trước năm 1975, ở miền Nam, ông chỉ xuất bản một tập thơ duy nhất, Chiến tranh Việt Nam và tôi (1972); sau năm 1975, sống trong nước, ông cũng chỉ in được một tập thơ, Ở đời như một nhà thơ Đông Phương (1995), trong đó có khá nhiều bài thơ đã in trong tập thơ đầu. Như vậy, Nguyễn Bắc Sơn làm thơ rất ít. Nhưng ấn tượng ông để lại lại khá lớn. Theo lời kể của Võ Phiến, trước năm 1975, cả Doãn Quốc Sỹ lẫn Chu Tử đều khen thơ Nguyễn Bắc Sơn “hay”. Bản thân Võ Phiến, trước năm 1975, trong cuốn Chúng ta qua cách viết (1972), khen bài “Chiến tranh Việt Nam và tôi” là “tuyệt diệu” (trang 228); sau năm 1975, trong cuốn Văn học Miền Nam – Thơ (1999), tiếp tục khen phong cách thơ Nguyễn Bắc Sơn là “độc đáo” (tr. 2927). Ở hải ngoại, năm 2005, đọc lại thơ Nguyễn Bắc Sơn, nhà phê bình Đặng Tiến cũng khen là “hay”, là “tài hoa”, là “thốn tâm thiên cổ”, “tấc lòng lưu vọng ngàn năm”.


Nguyễn Bắc Sơn, gã giang hồ hảo hán - Ban Mai

Ban Mai
Mười năm nhỉ, mười năm khuất nhục
Ngồi khua ly trong quán cô hồn
Cô độc quá người thanh niên khí phách
Trời đất bao la mà không chỗ dung thân.
Kỳ lạ nhỉ, giờ đây ta bỏ xứ
Theo trái phong du níu gió lên trời
Xin bái biệt cổ thành với nhà ga hoang không thiết lộ
Khói của chòi rơm, bãi cát trăng soi.
(Bỏ xứ - Nguyễn Bắc Sơn)



Nguyễn Bắc Sơn 1944 - 2015 và tập thơ CHIẾN TRANH VIỆT NAM VÀ TÔI - Đào Trung Đạo

Mới đây “Thư Ấn Quán”, một địa chỉ xuất bản sách do một nhóm những nhà văn nhà thơ đã từng có tác phẩm xuất bản ở Miền Nam trước năm 1975 và ở Mỹ sau đó đứng ra chủ trương lần lượt tái bản những tác phẩm văn học giá trị của Văn Chương Miền Nam 1955-1975. Trong tháng 7, 2005 Thư Ấn Quán đã gửi đến thân hữu và những người yêu thơ bản in lại tập thơ “Chiến Tranh Việt Nam và Tôi” của nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn, một tác phẩm văn học giá trị nhưng hiện nay rất khó kiếm. Nhóm Thư Ấn Quán với nhà văn Trần Hoài Thư đứng đầu đã trình bày như sau về việc tái bản “Chiến Tranh Việt và Tôi” ở hải ngoại:

người việt nam hèn hạ - hanwonders


  
Người việt nam hèn hạ Tac giả hanwonders 

Mưa gió cuộc đời - hanwonders

http://goctuoitre.info/wp-content/uploads/2015/03/70a8e357-94df-4530-b771-0abbffb277cf.jpgDạo 13- 14 tuổi, đêm có trăng tôi hay theo mấy thằng gần nhà ra vườn điều rìa xóm để rình mấy cặp tình nhân hò hẹn. Chuyện âu yếm lén lút của họ là trò cười tục tĩu của đám con trai mới lớn. Đến một đêm, chúng tôi bắt gặp chị Hồng, con cậu tôi với một người đàn ông lạ. Chúng không chỉ cười chị mà còn cười cả tôi. Từ đó tôi không đi theo chúng nữa. Và tôi giận, tránh mặt chị Hồng, người mà từ trước đến nay tôi vốn rất khắng khít.
Một hôm chị chặn tôi trên đường đi học về, mặt chị hốc hác, mắt sâu hoắm. Tôi bực vì lòng gợn lên ý nghĩ lý do sâu kín hàng đêm đã khiến chị tiều tụy. Chị hỏi tôi sao dạo này lại ghét bỏ chị như thế? Tôi gằm mặt không thèm trả lời. Ngẩng lên, thấy mắt chị đầy nước mắt.


Đất nước tôi mỗi ngày là một tháng tư... đen - Người Đưa Tin (Danlambao)

Có lẽ đối với người miền Nam, tháng tư là tháng đau buồn nhất cho cả bên này lẫn bên kia, không cần Võ Văn Kiệt ca bài "Triệu người vui có triệu người buồn". Cái ngày mà lẽ ra lòng dân quy về một mối để tái thiết đất nước, lại chính là ngày bắt đầu cho "cuộc chiến lòng người" nghiệt ngã đến tận ngày nay. Giá mà đảng cộng sản đối xử với quân dân cán chính VNCH cách đúng nghĩa của kẻ chiến thắng bằng lòng bao dung sau ngày tàn chiến cuộc, không vì lòng hận thù nhỏ nhen bởi mặc cảm thua sút để đạp người dưới ngựa vì họ giàu có và văn minh hơn. Không sẵn sàng đốt cháy cả dãy Trường Sơn để "Thống nhất" đất nước bằng cuộc chiến phi nghĩa làm hàng triệu bộ đội sinh Bắc tử Nam, mà mục đích sau cùng chỉ để đánh cho Liên Sô và Trung cộng như chính Lê Duẫn thú nhận.

"We Are Here" - Tự truyện của thế hệ người Việt thứ hai

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/we-are-here-my-fami-courage-journey-survive-08212015124849.html/site_197_Vietnamese_412363-400.jpg/imageNguyễn Cát Thảo, luật sư trẻ Australia gốc Việt, ra đời trong trại tị nạn Sikiew ở Thái Lan sau  khi ba mẹ cô vượt đường bộ từ Việt Nam sang Kampuchia rồi đến được Thái Lan năm 1979.
Ba tháng sau khi cô chào đời, gia đình Nguyễn Cát Thảo được Australia nhận cho định cư. Năm 2004, khi đang còn học Trung Học, Nguyễn Cát Thảo là người đầu tiên gốc tị nạn được chọn làm đại diện giới trẻ Australia đến diễn đàn Liên Hiệp Quốc ở New York.
Năm 2015, kỷ niệm 40 năm người Việt bỏ xứ đi tị nạn, Nguyễn Cát Thảo ra mắt cuốn tự truyện We Are Here mà cô ấp ủ bao năm:

Đại Sứ Ted Osius

Thư Yêu Cầu Quốc Hội Hoa Kỳ
Đòi Bộ Ngoại Giao Giải Thích Vụ Đại Sứ Ted Osius

Kính thông báo với quý tổ chức Cộng Đồng, quý Hội Đoàn và toàn thể quý Đồng Hương

Hôm nay, chúng tôi đã in, dán phong bì để Thứ Hai 24-8-2015 sẽ gửi đến tất cả các Nghị Sĩ, Dân Biểu trong các Ủy Ban Ngoại Giao của Quốc Hội Hoa Kỳ, gồm có 33 vị, cộng thêm hai Dân Biểu Zoe Lofgren và Mike Honda.
Nếu quý cũng in lá thư và ghi tên vị dân cử cấp Liên Bang ở địa phương của quý vị và gửi sớm thì tiếng nói chúng ta sẽ mạnh thêm.

Tin cần biết về vấn đề định cư thương phế binh VNCH tại Hoa Kỳ


  
Tin cần biết về vấn đề định cư thương phế binh VNCH tại Hoa Kỳ

Những sự thật cần phải biết – Quyển 3 Phần 5: Thủ đoạn đánh lừa dư luận

Những sự thật cần phải biết – Quyển 3
Phần 5: Thủ đoạn đánh lừa dư luận
https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcROa_47L_Xr51w-GI_i5nUfZnBWa1KZo-40aMBUxKg2G0ZWTWeETrong cuốn 1 “Những sự thật cần phải biết” tôi đã nêu lên yếu tố “Ngu dân và mị dân để giữ đảng” (Links: http://lucluongquocdanvietnam.org/category/dang-chi-hung/ ).  Còn yếu tố đánh lừa dư luận để tiếp tục lái con tàu Việt Nam đến chỗ mất nước cho Tàu thì thế nào?. Điều đó sẽ được thể hiện ở trong bài viết này.

jeudi 20 août 2015

Nhạc sĩ DZŨNG CHINH - tác giả “Những Đồi Hoa Sim” đã chết trên đồi hoa sim

http://baocalitoday.com/userfiles/image/News_Pictures/2015/8-10-2015_Cali%20Today/Nh%E1%BA%A1c%20s%C4%A9%20DZ%C5%A8NG%20CHINH.jpgDưới chân núi Chà Bang, nơi Dzũng Chinh ngã xuống là một vùng đầy hoa sim. Tác giả nhạc phẩm “Những Đồi Hoa Sim” cuối cùng cũng đã nằm xuống trên ngọn đồi bạt ngàn hoa sim tím. Cái chết của Chuẩn úy Nguyễn Bá Chính, một trung đội trưởng bộ binh, cũng lặng lẽ như hàng vạn chiến sĩ vô danh khác đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến khốc liệt để bảo vệ quê hương, nhưng tên tuổi Dzũng Chinh được nhiều người tiếc thương, nhắc nhở, bởi vì anh là một nhạc sĩ trẻ tuổi, đã tạo nên một tác phẩm đi vào lòng người, và mãi ở lại với thiên thu.

(Đã có một vài bài viết nói về cái chết của Nhạc sĩ Dzũng Chinh, nhưng tiếc là  không chính xác.  Bài viết này nhằm mục đích làm rõ cái chết của ông, một nhạc sĩ trẻ được nhiều người biết đến qua nhạc phẩm “Những Đồi Hoa Sim”. Người viết bài này đã ở cùng một đơn vị với ông khi ông tử trận)

http://baocalitoday.com/userfiles/image/News_Pictures/2015/8-10-2015_Cali%20Today/N%C3%BAi%20Ch%C3%A0%20Bang.jpg 
Núi Chà Bang – nơi Dzũng Chinh nằm xuống. Photo courtesy: dulichgo.blogspot.com
Cali Today News - Nhạc sĩ Dzũng Chinh không có nhiều sáng tác, nhưng nhạc phẩm “Những Đồi Hoa Sim” đã làm nên tên tuổi ông. Bài hát được phổ biến trong những năm đầu thập niên 1960,  thời điểm chiến tranh Việt Nam bắt đầu khốc liệt, hàng hàng lớp lớp thanh niên miền Nam, hầu hết là những học sinh, sinh viên tạm gác bút nghiên, lên đường tòng quân bảo vệ giang sơn. Bài hát Những Đồi Hoa Sim (viết theo ý bài thơ Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan, một nhà thơ sống ở miền Bắc)  phổ biến rất rộng rãi và nhanh chóng được quần chúng đón nhận khá nồng nhiệt, đặc biệt trong hàng ngũ lính chiến miền Nam Việt Nam.

Nhạc sĩ Dzũng Chinh cũng là một người lính chiến thực thụ. Tên thật là Nguyễn Bá Chính, quê quán ở Phan Thiết. Trước khi theo học khóa sĩ quan đặc biệt ở Đồng Đế Nha Trang, anh là hạ sĩ quan phục vụ tại một Sư Đoàn Bộ Binh thuộc Vùng IV.  Cuối năm 1968, sau khi tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn Úy, anh chọn đơn vị Sư Đoàn 23 BB và xin được phuc vụ tại Trung Đoàn 44 (trú đóng tại Sông Mao, Phan Thiết). 
Thời điểm này, Sư Đoàn 23 BB đặt bản doanh tại Ban Mê Thuột, đặc trách hành quân trong lãnh thổ Khu 23 ChiếnThuật. Sư Đoàn có 3 trung đoàn cơ hữu. Trung Đoàn 45 BB trú đóng tại Ban Mê Thuột, nơi có Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn, phụ tránh hành quân an ninh tại các tỉnh Đắc Lắc, Phú Bổn.  Trung Đoàn 53 BB đồn trú tại Di Linh (Lâm Đồng), trách nhiệm các tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Đức, Quảng Đức. Riêng Trung Đoàn 44 BB trú đóng tại Sông Mao, Bình Thuận, đảm trách các tỉnh miền duyên hải: gồm Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa. 
    Trung Đoàn 44 BB đồn trú tại trại Lý Thường Kiệt, Sông Mao, một doanh trại rộng lớn của Sư Đoàn 5 BB, thời Đại tá Voòng A Sáng, bàn giao lại để di chuyển vào Vùng 3 CT. Sông Mao là một thị trấn nhỏ thuộc quận Hải Ninh, nằm phía Bắc Phan Thiết khoảng 60 cây số, cách Quốc Lộ 1 gần 2 cây số. Hầu hết dân chúng ở đây là người Nùng, đã theo chân Đại tá Voòng A Sáng và Sư Đoàn 3 Dã Chiến (tiền thân của Sư Đoàn 5 BB) từ vùng Mống Cái,Việt Bắc di cư vào đây tháng 8 năm 1954. Phía dưới là quận Phan Lý Chàm (Chợ Lầu). Dân chúng đa số là người Chàm. Có cả dinh cơ của bà công chúa cuối cùng của Vương quốc Chiêm Thành, với đền thờ vua, cờ xí, long bào và ấn tín. Cách đó không xa là mật khu Lê Hồng Phong nổi danh của VC. 
Nhắc đến địa danh Sông Mao và mật khu Lê Hồng Phong, người ta nhớ tới mấy câu thơ nổi tiếng hào sảng của nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn: 
Mai ta đụng trận ta còn sống
Về ghé Sông Mao phá phách chơi
Chia sớt nỗi buồn cùng gái điếm
Đốt tiền mua vội một ngày vui
…..
Đêm nằm ngủ võng trên đồi cát
Nghe súng rừng xa nổ cắc cù
Chợt thấy trong lòng mình bát ngát
Nỗi buồn sương khói của mùa thu
Chuẩn Úy Nguyễn Bá Chính xin về Trung Đoàn 44 BB nhằm được gần quê quán. Anh được bổ sung về Đại Đội 1 thuộc Tiểu Đoàn 2/44. Đại Đội Trưởng là Trung Úy Nguyễn Văn Chánh và Tiểu Đoàn Trưởng là Đại Úy Ngô Văn Xuân (đến tháng 5 năm 1972 ông là Trung tá Trung Đoàn Trưởng). Một tháng sau khi về đơn vị, anh được vị sĩ quan trưởng khối CTCT Trung Đoàn biết anh là nhạc sĩ Dzũng Chinh nên xin biệt phái anh về Khối CTCT, tạm thời đảm trách  Ban Văn Nghệ, mới được thành lập. Vốn mang tính nghệ sĩ và sống phóng khoáng, nên anh thường (dù) về Phan Thiết chơi với bạn bè, nhiều lần vắng mặt tại đơn vị, nên bị trả lại Tiểu Đoàn, tiếp tục giữ chức vụ trung  đội trưởng tác chiến.
Đầu tháng 3 năm 1969, Tiểu Đoàn 2/44 di chuyển ra hành quân tại khu vực quận Ninh Phước thuộc Tiểu Khu Ninh Thuận. Đại Đội 1/2 đảm trách an ninh tại Văn Lâm, một làng của người Chàm, nằm phía Đông Nam tỉnh lỵ Phan  Rang khoảng 25 cấy số. Nhận tin tức của Phòng Nhì Tiểu Khu, cho biết có một mũi công tác của Việt Cộng từ mật khu núi Chà Bang (tiếng Chàm: Chơk Chabbang) sẽ về Văn Lâm thu thuế và thực phẩm, Tiểu Đoàn ra lệnh Đại Đội 1 cho một trung đội đến án ngữ dưới chân núi Chà Bang để phục kích toán quân VC khi chúng trên đường ra Văn Lâm. Trung Đội của Dzũng Chinh nhận lãnh trách nhiệm đặc biệt này. Đến địa điểm phục kích khoảng 7 giờ tối, Chuẩn úy Chính cho tiểu đội của Trung sĩ Luận ra nằm tiền đồn phía trước, bên con đường mòn dưới chân núi, cách trung đội chừng 500 mét, vừa theo dõi báo cáo bằng tín hiệu riêng khi địch quân xuất hiện, vừa làm nút chặn, khi đám địch bị trung đội tấn công, chạy ngược lại phía sau. 
Khoảng 11 giờ tối, một toán người xuất hiện và lên tiếng: “Luận về đây”. Chuẩn úy Chính tưởng là Trung sĩ Luận đã dắt trung đội về, nên hỏi lại: “Sao Luận về sớm vậy?” Một tràng súng nổ tức thì. Chinh ngã xuống.
Thì ra có một trùng hợp kỳ lạ, quái ác, đã đưa đến cái chết tức tưởi của Dzũng Chinh. “Luận về đây” lại là mật khẩu của địch, trong đó cũng có tên Luận trùng với tên Trung sĩ Luận, người tiểu đội trưởng của Chính có nhiệm vụ tiền đồn. Địch quân sợ bị phục kích nên đã chia làm hai toán, sử dụng lộ trình khác, không đi theo con đường mòn, nên tiểu đội tiền đồn của Trung sĩ Luận không phát hiện được. Chính vì sự ngộ nhận đáng tiếc này làm Dzũng Chinh đã hứng trọn một tràng đạn AK của địch. Đại Đội cho bắn trái sáng, kịp thời bao vây và truy kích tiêu diệt đám địch quân.  Chính bị thương khá nặng. Được trực thăng của Mỹ tản thương kịp thời về Quân Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch Phan Thiết. Nhưng vì vết thương quá nặng ở vùng bụng và ngực, nên sáng hôm sau Dzũng Chinh qua đời.
Cái chết oan uổng của Dzũng Chinh đã được bạn bè cùng đơn vị bàn tán khá nhiều với vài sự kiện mà mọi người cho là những điềm gỡ báo trước:
Ngày xưa lương lính thường không đủ xài, nhất là những khi được về thành phố, nên trước cuộc hành quân, Dzũng Chinh đến Ban Tài Chánh Trung Đoàn xin mượn lương trước. Vị sĩ quan tài chánh ngần ngừ, bảo sao mượn lương sớm thế. mới đầu tháng đã mượn, hơi khó xử cho ông. Dzũng Chinh gãi đầu năn nỉ:
- Thì Đại úy cứ xem như ứng trước tiền tử tuất cho tôi thôi mà.
Vị Đại úy cho mượn, nhưng rầy anh:
- Cậu chớ nói điều gỡ, không nên!
Sau đó, anh rủ hai người lính về thành phố Phan Thiết chơi. Không hiểu đụng chạm thế nào, nhóm anh đánh nhau với một nhóm lính hải thuyền. Trước ngày đi hành quân, anh nhận giấy báo của Quân Cảnh Tư Pháp Phan Thiết, gọi trình diện. Anh khoe với đám bạn bè trong một buổi nhậu rồi nói:
- Kỳ này tao đi luôn, xem thử lấy ai mà trình diện!
Không ngờ anh đã đi luôn thật.
Dưới chân núi Chà Bang, nơi Dzũng Chinh ngã xuống là một vùng đầy hoa sim. Tác giả nhạc phẩm “Những Đồi Hoa Sim” cuối cùng cũng đã nằm xuống trên ngọn đồi bạt ngàn hoa sim tím. Cái chết của Chuẩn úy Nguyễn Bá Chính, một trung đội trưởng bộ binh, cũng lặng lẽ như hàng vạn chiến sĩ vô danh khác đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến khốc liệt để bảo vệ quê hương, nhưng tên tuổi Dzũng Chinh được nhiều người tiếc thương, nhắc nhở, bởi vì anh là một nhạc sĩ trẻ tuổi, đã tạo nên một tác phẩm đi vào lòng người, và mãi ở lại với thiên thu.
Phạm Tín An Ninh
http://baocalitoday.com/vn/tin-tuc/van-nghe/nhac-si-dzung-chinh-tac-gia-nhung-doi-hoa-sim-da-chet-tren-doi-hoa-sim.html

Sài Gòn Xưa: ẩm thực vỉa hè Sài Gòn

[​IMG]
Hàng quán đôi khi chỉ là một chiếc xe đẩy bán mực khô và trái cây...

Hàng quán Sài Gòn xưa

[​IMG]

Một xe mì tại vào những năm cuối thế kỷ thứ 18

Sài Gòn Xưa

Những bức ảnh màu mộc mạc gợi nhớ về một đô thị hoa lệ từng đứng bậc nhất Đông Nam Á. Hình ảnh Việt Nam xin giới thiệu bộ ảnh đẹp về Sài Gòn xưa, trước năm 1975.

[​IMG]

Bán cơm trưa cạnh dãy kiosque trên Đại Lộ Nguyễn Huệ 1966

Để tang cho sách - Khuất Đẩu

Đốt sách. Nguồn: http://lecoteachenglish.wikispaces.com/Bà tôi thường than thở, hết một nửa cơ nghiệp của nhà này đã tan tành theo sách. Một nửa cơ nghiệp nói cho to, cho xứng với nỗi đau tiếc của của bà, chứ thực ra chỉ vài trăm cuốn sách của ông tôi thôi. Có điều, đó không phải là những quyển sách bèo nhèo giấy rơm thô kệch, đang tràn ngập trong các hiệu sách, trong trường học và trong thư viện.
Chưa nói tới nội dung, chỉ mới lật qua vài trang mờ nhoẹt vàng đục với những con chữ ốm o đói khát như những người bị sốt rét rừng là đã thấy chán lắm rồi.

Nỗi Buồn Tiếng Việt Thời CS - Vi Anh

Thế hệ của những người xấp xỉ tám mươi ở Nam kỳ lục tỉnh thuộc địa trực trị của Pháp đều bị bó buộc phải học tiếng Pháp như chuyển ngữ (langue véhicule, vehicle language) ở trường công lập. Mãi khi chánh quyền được trao trả lại cho người Việt, lên đại học mới được học chương trình bằng tiếng Việt. Công lao của quí vị giáo sư tiền bối xuất thân từ trường Pháp giúp Việt Nam hoá nền giáo dục phổ thông và chuyên môn thật là vô lượng.

Tiếng Thùy Dương

  
Tiếng Thùy Dương 1 - Gởi Tình Yêu Về Quê Mẹ Thu 
Âm Trước 1975 

Đài Phát Thanh Quân Đội-Chương Trình Nhạc Chiêu Hồi

  
Đài Phát Thanh Quân Đội-Chương Trình Nhạc Chiêu Hồi 
1. Ngày Về ; Hoàng giác - Anh Ngọc
2. Chiều Tà, Nhạc Ngoại quốc - Thái Thanh
3. Giấc Ngủ Cô Đơn, Lê Dinh - Thanh Thúy
4. Đôi Bóng, Lê Dinh & Anh Bằng - Hoàng Oanh
5. Anh Hởi Anh Cứ Về!, Phạm Duy - Thanh Tuyền

Đại Bàng Buổi Sáng - Hoàng Nga

http://hill29.com/images/chulai3.jpgÔng Clarence bảo muốn đến Chu Lai chỉ vì nơi đó có người anh cả của ông đang đóng quân. Tôi đáp lại, tôi chưa đến Chu Lai bao giờ.

Thật vậy, nếu không kể những lần về miền trung, xe đò bắt buộc phải chạy qua cái thị trấn ven biển nho nhỏ ấy, thì tôi vẫn chưa được kể là đã đến Chu Lai. Dường như là chưa bao giờ có cơ hội đi một vòng xem nơi ấy có những gì dẫu từ đấy ra tới Đà Nẵng, thành phố tôi đã sống chỉ khoảng chừng năm mươi sáu dặm, chưa đến chín chục cây số về hướng nam trên quốc lộ Một, và đường đi thì có thể nói là khá thẳng thớm, dễ dàng.

TÌM LẠI DẤU XƯA: 4 Vùng Chiến Thuật



Ngày còn chinh chiến - Vùng I Chiến thuật

Ông Alan Lowenthal với việc trùng tu nghĩa trang quân đội Biên Hòa - Thanh Trúc, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-should-allow-the-restoration-of-bh-cemetary-as-promised-tt-08072015121029.html/zmail.rfa.org-600.jpg/@@images/1f50a270-9dbe-44c8-9f30-bff115ed0975.jpegDân biểu Hoa Kỳ, ông Alan Lowenthal, là người rất quan tâm đến công việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, từng gởi văn thư với 18 chữ ký của đồng viện để yêu cầu Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Mỹ nêu vấn đề  Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa bị bỏ phế với chính quyền Việt Nam.
Vận động trùng tu nghĩa trang
Trong chuyến đi làm việc tại Việt Nam hồi tháng Năm vừa qua, ông đã ghé thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Trở về Mỹ ông đã họp với VAF Sáng Hội Mỹ Việt, là tổ chức đang vận động công cuộc  trùng tu Nghĩa Trang Quân Đợi Biên Hòa bao năm nay, rồi tiếp đó  lại có cuộc họp liên quan khác với VAF và đại sứ Mỹ tại Việt Nam là ông Ted Osius. Trả lời bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện, dân biểu Alan Lowenthal cho biết:

vendredi 7 août 2015

Những từ dùng sai trong ngôn ngữ tiếng Việt - Hà Thủy Nguyên

http://dcvonline.net/wp-content/uploads/2015/08/chinta-100x100.jpg*Book Hunter:  Trong ngôn ngữ giao tiếp và hành chính của người Việt chúng ta hiện nay, nhiều từ đã bị sử dụng không chính xác, bị biến nghĩa hoặc ghép từ một cách kệch cỡm. Điều này thể hiện tư duy tạm bợ và tinh thần thiếu trách nhiệm trong sử dụng ngôn từ. Việc đưa ra những khái niệm không chính xác này tạo thành một thói quen chấp nhận sự mù mờ trong định nghĩa từ, dễ gây hiểu lầm và tranh cãi, khiến cho văn bản kém tính chính xác. Đây là một bài chúng tôi sưu tầm, liệt kê các trường hợp sử dụng từ sai trong tiếng Việt hiện nay.




Bốn Mươi Năm Quốc Hận Không Quên Thân Phận Người Thương Phế Binh VNCH


 

 

https://tienggoicongdan.files.wordpress.com/2014/12/scan0030.jpgCòn nhớ lại những ngày tháng tư của bốn mươi năm về trước (30-4-1975), không biết sao mà năm đó trời bổng đổ mưa thật sớm và lớn hơn bao giờ hết. Mưa làm ngập những chiếc hố tránh đạn và giao thông hào của những người lính trận, tại các chiến trường máu lệ Phước Long, Phan Rang, Phan Thiết, Long Khánh, Hậu Nghĩa, Long An, Phước Tuy, Biên Hòa và Sài Gòn.

Trong cơn mưa nước mắt năm ấy, có máu, thây người và xác của những cánh hoa học trò, làm nhuộm hồng áo người lính và đồng bào chiến nạn, chạy theo cơn mưa, mịt mù đạn pháo.

“Bồ Đào mỹ tửu, dạ quang bôi
dục ẩm tỳ bà, mã thượng thôi
tuý ngọa sa trường, quân mạc vấn ?
cổ lai chinh chiến, kỹ nhân hồi”
Bốn câu thơ cổ trong bài  Lương Châu Từ  của Vương Hàn (687-726) đã nói lên thân phận của người lính chiến, sống và chết không có biên giới, nên mấy ai dám nghỉ tới chuyện trở về? Và giọt mưa nào đây vừa lăn trên má, đã khiến cho người lính già bồi hồi nhớ lại, một thời chinh chiến củ, những căn hầm tránh pháo ngập mưa, những nấm đất đào đấp vội vàng, để vùi bạn vữa ngã gục và những thương binh rên xiết, đang chờ cấp cứu.

Chào Em, Sàigòn 40 của tôi ơi. Em đã ngoài 40 từ 1975 - Song Lam

http://thoibao.com/wp-content/uploads/2015/03/saigon-nam-xua.jpgChào Em, Sàigòn 40
I.
Cuối cùng thì tôi cũng về cái ổ của mình. Nằm thẳng cẳng, hai tay đan trên ngực, mắt nhắm nghiền, tôi giống hệt như những người được Chúa gọi về. Chỉ có khác đôi điều là còn thở phì phò và trái tim còn đập lổn nhổn khi trồi khi sụt. Ba tuần lễ ở Sàigon để thăm lại người mẹ ra đi năm ngoái, tôi như con thú hoang đi lạc. Mọi thứ đều lạ lẫm, trễ tràng. Sàigon thật sự không còn của riêng tôi.

Thanh trừng cá nhân - khủng bố tập thể: 3X thâu tóm quyền lực - Vũ Đông Hà

Trong khoảng thời gian gần 3 năm, kể từ sau cú ngựa về ngược tại Hội nghị TƯ 6 - Khoá XI vào tháng 10 năm 2012, đồng chí X đã tiến hành một kế hoạch thâu tóm quyền lực tinh vi và tàn độc nhất trong lịch sử đảng CSVN. 
Nối kết số phận của Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh sẽ hình thành một bức tranh chan hòa màu đỏ của chết chóc và màu đen của sợ hãi. Tác giả của nó là đồng chí X.
Để thấy rõ hơn những gì đã và đang xảy ra đối với Phùng Quang Thanh, chúng ta thử nhìn lại cái chết của Nguyễn Bá Thanh. Để thấy được vì sao Nguyễn Bá Thanh chết, lại cần nhìn lại phiên bản qua đời của Phạm Quý Ngọ.

Đường Phượng Bay - Bích Huyền

Mùa Hạ, hè về trong tâm hồn chúng ta ít nhiều dấu vết của những bông phượng đỏ, kỷ niệm của một thời áo trắng học trò.
http://radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2015/08/chomuahe-300x215.jpgMùa hè mùa của tuổi trẻ, của tuổi học trò hồn nhiên với tà áo biếc, rộn rang khúc khích tiếng cười. Mái tóc hiền ngoan xỏa xuống đôi vài, mái tóc bay bay trong một chiều chớm hạ làm cho áo đó ngẫn ngơ và phượng kia xao xuyến mãi trên cành.
 Hồn nhiên một ánh mắt nhìn, nụ hồng chớm nở trong tim. Ai nghe hồn mình xúc động như ngày Đông cứ ấm lên dần. Nhưng có một ngày, một ngày của tháng Tư, xa nhau từ đó và thăm thẳm. Phượng ở công viên nỡ toàn hoa tím. Phương xưa đỏ cành đã bỏ đi đâu? Phượng của tình tôi nhánh sầu tay hái. Phượng nay đường dài mình chẳng gặp nhau…

NGUYỄN ĐÌNH TOÀN Từ ĐỒNG CỎ tới ÁO MƠ PHAI - Ngô Thế Vinh

https://vanhocnghethuat.files.wordpress.com/2013/07/nguyen_dinh_toan-dinh_cuong.jpgCó biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai. (Nguyễn Đình Toàn)

TIỂU SỬ:
Nguyễn Đình Toàn có bút hiệu ban đầu là Tô Hà Vân nhưng thành danh với tên thật và cũng là bút hiệu chính thức sau này; sinh ngày 6 tháng 9 năm 1936 tại huyện Gia Lâm, bên bờ sông Hồng, ngoại thành Hà Nội. Di cư vào Nam 1954, Nguyễn Đình Toàn bắt đầu viết văn làm thơ, viết kịch, viết nhạc, cộng tác với các tạp chí Văn, Văn Học [trong nhiều năm, Nguyễn Đình Toàn phụ giúp Trần Phong Giao tuyển chọn thơ và truyện cho báo Văn]; Nguyễn Đình Toàn cũng viết feuilleton cho các nhật báo Tự Do, Chính Luận, Xây Dựng, Tiền Tuyến; biên tập viên đài phát thanh Sài Gòn, nổi tiếng với chương trình Nhạc Chủ Đề trong những năm 1970s. Sau 1975, cùng chung số phận như mọi văn nghệ sĩ Miền Nam, Nguyễn Đình Toàn bị bắt hai lần và đi tù cải tạo một thời gian gần sáu năm. Sang Mỹ định cư từ cuối năm 1998, Nguyễn Đình Toàn và vợ, chị Thu Hồng cùng phụ trách chương trình Đọc Sách cho đài phát thanh VOA, Nguyễn Đình Toàn còn viết cho tuần báo Việt Tide mục Văn Học Nghệ Thuật của nhà văn Nhật Tiến cho tới khi nghỉ hưu. Gia đình Nguyễn Đình Toàn hiện sống tại Nam California.

dimanche 2 août 2015

samedi 1 août 2015

Mộc Lan, Tiếng hát cô đơn - Hồ Trường An

http://cothommagazine.com/nhac1/CasiMocLan/ThiSiThanhTamTuyen.jpg“Thanh Tâm Tuyền có một khuôn mặt hùng tráng, mày rậm mà rõ nét, mắt sáng ngời ngời, rèm mi dài dài, sóng mũi thanh tú, chiếc cằm vuông cương quyết. Khi ông không cười, ánh mắt ông rực rỡ hẳn lên, áng sáng nội tâm như tuôn ra ánh mắt, nụ cười. Vóc ông hơi gầy gò, lưng ông hơi cong. Cái phá tướng của ông là ở dáng đi hơi lóm thóm, ở bàn tay quá phong lưu, quá mềm mại.

Khi tờ Sinh Hoạt Nghệ Thuật đình bản và ông giao mục Văn Học nghệ Thuật trên báo Tiền Tuyến cho Sơ Dạ Hương (Nguyễn Quốc Trụ) trông nom thì tôi không còn có dịp nào gặp ông nữa.





Những Mảnh Đời Sót Lại


Những Mảnh Đời Sót Lại
Những Mảnh Đời Sót Lại Vietoday Media
Posted by Vong NgayXanh on vendredi 31 juillet 2015
*
*     *

Thương người ở lại
Thương người ở lạiPhóng sự đặc biệt - 40 năm nhìn lại 30/04/2015Vietoday Media
Posted by Vong NgayXanh on jeudi 30 juillet 2015

San Jose: Phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng người Việt và các Dân biểu Liên bang về vấn đề yêu cầu tháo gở cờ vàng của Ðại sứ Hoa Kỳ Ted Osious .

http://gdb.voanews.com/A49AED06-E59A-47B0-83E8-9FE338A890EC_cx0_cy5_cw0_mw1024_s_n_r1.jpgKính gởi bà Dân Biểu Zoe Lofgren,

Chúng tôi chỉ muốn cho bà Dân Biểu biết những thành viên của cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Nam lẫn Bắc California rất tức giận và cảm thấy bị sỉ nhục bởi ông Ted Osius, tân Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, trong chuyến viếng thăm cộng đồng người Việt vào ngày 13 và 14 tháng 7 năm 2015.

Là một nhà ngoại giao, ông Osius nên hành xử khôn ngoan và chuyên nghiệp khi ông tiếp xúc với cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ nói chung và tại đặc biệt ở tiểu bang California nơi có người Việt tỵ nạn cộng sản đông nhất cư ngụ. Ông Đại Sứ này đã không tỏ thái độ kính trọng cộng đồng chúng tôi khi ông cố tình yêu cầu không trưng bày lá cờ vàng truyền thống tự do của chúng tôi tại bất cứ nơi nào ông ta đến. Hành động phản dân chủ này không những vi phạm Điều 1 tu chính Hiến Pháp Hoa Kỳ mà còn xúc phạm đến danh dự truyền thống dân tộc đặc thù của chúng tôi.