vendredi 23 décembre 2011

Nhạc Thính Phòng

Tieng Hat Lenh Denh cua Tu Phac va Luong Ngoc Chau - Anh Ngoc trinh bay


Hen Mot Ngay Ve-Ha Thanh (Music Le Huu Muc,Harmony Le Trong Nguyen)


HuongXua-CungTien-Tran Thu Ha (Hoang Cong Luan,Vinh Lac)


Quynh Giao-Hinh Anh Mot Buoi Chieu-Lam Tuyen

jeudi 8 décembre 2011

Đất Khổ - VIETNAM Land


Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure



Đất Khổ - VIETNAM Land


Đất Khổ - VIETNAM Land of Sorrows


phim trọn bộ: 1 giờ 42 phút) ĐẤT KHỔ: Kịch bản dựa trên tác phẩm Đêm Nghe Tiếng Đại Bác và Giải Khăn Sô Cho Huế của nhà văn Nhã Ca. Khởi sự quay đầu thập niên 1970 và hoàn tất năm 1973 lấy bối cảnh từ 3 biến cố chính trong lịch sử chiến tranh Việt Nam: vụ Tranh Đấu Phật Giáo năm 1965 ở Huế, Việt Cộng tấn công vào Tết Mậu Thân (1968), và mùa hè Đỏ Lửa (1972), cũng gây nhiều sôi nổi và bị cấm chiếu trước 1975 ở miền Nam VN vì nội dung "phản chiến và khuynh tả."
.................
Filmed in 1971, the movie is set in Hue in the days before and during the Tet Offensive 1968 by VC. Its the harrowing and poignant story of the love of family, homeland, and culture during the Vietnam War. This Vietnamese, English-subtitled film dramatizes the effect of the Vietnam War on a single South Vietnamese family, the inner conflict of decisions, ideology by each member of the family.
.................
Cuốn phim như là bi kịch cho mỗi gia đình Việt Nam, trong cuộc chiến Quốc Gia-Cộng Sản, soi rọi những khía cạnh của cuộc chiến qua tâm cảnh của những nhân vật sống trong thời cuộc: người lính Biệt Động Quân bị lạc ra khỏi binh chủng; một người anh đi lính quân lực Việt Nam Cộng Hòa; người em trai nghệ sĩ đào ngũ với cái nhìn "hiện sinh ngây thơ" về cuộc chiến (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở lứa tuổi 30); bà mẹ góa chịu đựng (Bích Hợp, nghệ sĩ số 1 của sân khấu cải lương Bắc Hà di cư); cô chị gái, như Hòn Vọng Phu, mòn mỏi đợi ý trung nhân chưa về (Xuân Hà), và cô em út, một teenage sâu sắc với nhiều chất vấn và bất mãn về thời thế (Vân Quỳnh). Phim Đất Khổ cũng có sự xuất hiện của diễn viên Hoa Kỳ Jerry Liles, trong vai một người Mỹ dân sự cao lồng ngồng, bị "mồ côi" và bất lực trong bối cảnh Việt Nam, rất khác với vai trò chủ động của những nhân vật người Mỹ trong những phim ảnh Hollywood về chiến tranh Việt Nam. Đạo diễn: Hà Thúc Cần.

Saigon 1961

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure



[a film by André Menras Hồ Cương Quyết] Đây là một phim tài liệu về cuộc đời hàng ngày của anh chị em ngư dân miền Trung (Bình Châu và Lý Sơn). Nó cho thấy rõ hoàn cảnh cực kỳ khó khăn và nguy hiểm của việc hành nghề biển xa bờ tại vùng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đã bị bắn giết-cầm tù bởi hải quân Tàu cộng, trước sự bất lực và bất động của nhà cầm quyền CHXHCN Việt Nam.


http://www.youtube.com/watch?v=yzESPBvwuyc
- "This film is dedicated to the fishermen of Binh Chau and Ly Son (Central Vietnam) victims of Chinese navy agressions when they go fishing in the Hoang Sa Archipelago zone (Paracels islands), under Vietnamese sovereignty. With my entire solidarity to resist against this new imperialism."--André Menras--

***Au-delà des silences, des discours apaisants, des indignations formelles qui ponctuent chacune des nouvelles tragédies, voilà la vrai réalité que vivent quotidiennement ces victimes de l'expansionnisme de Pékin dans la zone de l'archipel vietnamien de Hoang Sa ( Paracels) occupé par la marine de guerre chinoise. Pour que ces crimes silencieux cessent enfin. Pour résister à la sauvagerie. Pour que Hoang sa soit rendu au Vietnam.
-"Voilà les dessous cachés de la "langue de boeuf chinoise" en Mer du Sud-Est asiatique: agressions,emprisonnements, tabassages, rackets, disparitions mystérieuses, ruine et deuils. Il faut stopper cela . Vite !" --André Menras--

- No chinese U tongue in South -Est asian sea! Hoàng Sa là của Việt Nam ! Nhà cầm quyền Trung Quốc phải chấm dứt ngay các tội ác của họ đối với các ngư dân Miền Trung ! Bắc Kinh phải tôn trọng luật biển quốc tế, phải tôn trọng sinh mạng của những người lao động hiền hòa Việt Nam trong vùng biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.

- Let's help these families to survive and resist. Let's help the peacefull people ot Vietnam preserve and recover all its rights. Let's say " STOP" to these crimes.

Bộ phim tài liệu « Hoàng Sa, nỗi đau mất mát » (Hoang Sa, la meurtrissure) của ông André Menras, một người Pháp mang quốc tịch Việt Nam và có tên Việt là Hồ Cương Quyết, nói về cuộc sống của ngư dân huyện đảo Lý Sơn ở Quảng Ngãi, đã bị cấm trong buổi chiếu ra mắt dành cho một nhóm thân hữu ngày 29/11 tại Khu du lịch Văn Thánh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Việc ngăn cấm này đến nay vẫn không rõ lý do, tuy bộ phim có sự hỗ trợ của đài truyền hình thành phố, và trước đó đã được Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép xuất nhập sản phẩm báo chí.

Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ, ông André Menras đã nói lên những tâm tư chung quanh bộ phim này.

RFI : Kính chào ông André Menras. RFI Việt ngữ rất hân hạnh được ông dành thì giờ tiếp chuyện hôm nay. Thưa ông, xin ông vui lòng giới thiệu sơ qua về bộ phim « Hoàng Sa, nỗi đau mất mát».

André Menras : Cuốn phim này là cả một câu chuyện dài. Tôi đã bỏ ra nhiều năm dài để làm việc, nghiên cứu về luật quốc tế, để đọc các tài liệu, theo dõi các sự kiện tại Việt Nam về các ngư dân ở miền Trung bị hải quân Trung Quốc bức hại. Chủ yếu là các ngư dân ở Lý Sơn, Bình Châu, nơi có nhiều người vợ góa của các ngư dân mất tích. Họ bị mất tích trong cơn bão, nhưng thật ra nhiều khi không phải do bão, mà là do hải quân Trung Quốc ngăn cấm họ đánh cá tại khu vực bị Trung Quốc chiếm đóng ở Hoàng Sa. Vì vậy đương nhiên khi bão tố nổi lên, tàu của họ bị nhận chìm do không được vào tránh bão. Có những chiếc tàu bị chìm, bị mất tích một cách kỳ lạ trong thời kỳ biển lặng, đặc biệt là tại một phần của quần đảo bị chiếm đóng.

Tôi đã nghiền ngẫm kỹ về tất cả những điều trên đây, và cuối cùng quyết định đến với các ngư dân – vì tôi có quốc tịch Việt Nam. Tôi cũng đi đánh cá với họ tại vùng quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Và tôi đã vấp phải việc cấm đoán, ngăn trở của lực lượng biên phòng và an ninh. Tôi bèn liên lạc với chủ tịch nước đương nhiệm lúc đó, là ông Nguyễn Minh Triết, vốn là một người có tấm lòng. Ông đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện bộ phim, với sự hỗ trợ của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, và sau nhiều lần liên lạc với Bộ Ngoại giao ở Hà Nội.

Sau đó tôi đã dành 10 tiếng đồng hồ để quay bộ phim tại đảo. Tôi phỏng vấn các ngư dân và những người vợ của họ, những người đàn bà góa mà tôi có dịp gặp gỡ. Tôi đã đi Lý Sơn và Bình Châu 5 lần, có nghĩa là hiện diện suốt một tháng rưỡi trên đảo. Tôi đã ăn ngủ cùng các ngư dân, đi biển đánh cá với họ tại vùng duyên hải Bình Châu. Tôi đã xây dựng được những mối quan hệ mà dần dà đã trở nên sâu sắc, rất thật với cộng đồng này, để có thể làm nên một bộ phim tài liệu thuộc loại chưa từng được thực hiện ở Việt Nam.

RFI : Những người vợ góa của các ngư dân đã kể lại cho ông nhiều điều về cuộc sống của họ ?

André Menras : Vâng. Tôi muốn qua bộ phim này giúp ngư dân có dịp nói lên tiếng nói của họ, muốn dành diễn đàn cho những người phụ nữ mà như trong những điệu lý truyền thống, họ đã tiễn chồng, tiễn con trai ra đi và không bao giờ còn có dịp gặp lại. Những phụ nữ đó mang tâm trạng hoàn toàn tuyệt vọng. Người ta đã cướp mất của họ những người thân yêu nhất. Họ không còn gì để sinh sống, vì kinh tế của cả gia đình đều dựa vào người chồng. Trụ cột của gia đình mất đi, họ bỗng dưng trơ trọi với đàn con, thường là ba, bốn đứa con, mà không có phương tiện mưu sinh.

Trong tình trạng đó, có thể nói nhà nước Việt Nam đã không làm được những gì cần thiết để bảo vệ họ. Chẳng hạn như dành cho họ một chế độ ưu tiên : giúp con cái họ được đi học, khi đau ốm có được thuốc men miễn phí hay với giá phải chăng, hỗ trợ họ về thực phẩm, về nhà ở.

Họ đã kể cho nghe cuộc sống của họ như thế nào. Và mục đích của bộ phim là giúp họ được nói lên tiếng nói của mình, chứ không phải nhằm mục đích chính trị - không cần phải như thế, vì chính thực tế đã nói lên tất cả. Tôi muốn đưa tiếng nói của họ đến được trước hết là với đồng bào người Việt, vì chính nhân dân Việt Nam đang là người phải chịu đựng. Bộ phim nhằm đưa thông tin đến với người Việt Nam và với cộng đồng quốc tế, để gầy dựng một phong trào tương thân tương ái với các ngư dân Việt.

Ngư dân Việt Nam xứng đáng được tương trợ, vì họ là những chiến sĩ hòa bình đích thực. Mỗi lần ra khơi đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa, họ không biết là sẽ trở về được hay không. Chỉ điều này thôi đã đáng ngưỡng mộ rồi. Cần có một phong trào liên đới với họ, với Việt Nam, trong cuộc chiến đấu đòi công nhận chủ quyền trên vùng biển ở Đông Nam Á này. Một cuộc chiến để đòi lại quần đảo mà Trung Quốc đã cướp mất vào năm 1974, khi cho hải quân tràn đến xâm lược Hoàng Sa, sát hại 64 người lính hải quân Việt Nam Cộng Hòa.

RFI : Họ có ngạc nhiên vì ông quan tâm đến cuộc sống của họ ?

André Menras : Vâng. Ban đầu tôi bị coi là một ông Tây mũi lõ, lông lá, đến đảo để tìm hiểu về một chủ đề mà khách du lịch thường chẳng quan tâm. Tôi khá vất vả trong những cuộc tiếp xúc đầu tiên, vì tôi bị công an theo dõi – công an thuộc nhiều đơn vị khác nhau : công an biên phòng, rồi đến lực lượng an ninh. Mỗi lần tôi hỏi chuyện ai, sau khi tôi đi rồi thì công an lại đến tra vấn về chủ đề cuộc đối thoại của chúng tôi, như vậy những người đó phải gánh chịu áp lực.

Rồi dần dà với vốn tiếng Việt tuy không thông thạo lắm, nhưng cũng tạm đủ để tiếp xúc, trong đợt ra đảo lần hai, tôi được xem là một con người đàng hoàng, tin cậy được, thực lòng muốn giúp họ. Và đến lần thứ ba khi họ biết rằng tôi có quốc tịch Việt Nam, biết chính cựu chủ tịch nước đồng ý cho tôi nhập tịch vì đã hỗ trợ nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh đầy khó khăn trước đây, thì tôi được xem như khách, và đối với một số người thì tôi trở thành bạn bè họ.

Ông André Menras và biểu ngữ phản đối.
DR

RFI : Cho dù thế, ông vẫn tiếp tục gặp những khó khăn ?

André Menras : Đương nhiên. Các khó khăn đến từ áp lực của chính quyền Trung Quốc lên đời sống chính trị Việt Nam, và ảnh hưởng của hoạt động vận động hậu trường của Bắc Kinh ngay trong bộ máy chính trị trong nước. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố rất rõ trước Quốc hội. Lần đầu tiên ông đã nói là Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng, và cần phải đấu tranh để lấy lại quần đảo này.

Như vậy là đã rõ ràng hơn, và chúng ta đã từ một tình thế được gọi là « nhạy cảm », sang việc dám nói thẳng tên Trung Quốc ở cấp lãnh đạo cao nhất của chính phủ, và còn khẳng định ý nguyện muốn thương lượng đòi lại phần lãnh hải của Việt Nam đã bị chiếm.

Trong tình hình đó, việc chiếu bộ phim trên không đặt ra bất cứ vấn đề gì, cả về tính hợp pháp lẫn nội dung phim, vì phim không nhằm mục tiêu chính trị. Bộ phim không mang tính chính trị, mà trước hết, nó mang tính chất nhân bản ! Không thể có vấn đề gì khi chiếu phim này, một khi Thủ tướng đã tuyên bố như trên. Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ có bổn phận phải hỗ trợ tất cả những công dân tiến hành các hành động yêu nước để khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước.

Cho dù vậy, công an Sài Gòn – một bộ phận công an Sài Gòn mà thôi, tôi không biết là bộ phận nào – đã can thiệp để cấm chiếu phim. Họ can thiệp một cách bất ngờ và thô bạo, nếu không muốn nói là bạo lực.

RFI : Như vậy trước đó ông không hề nghĩ đến việc phim bị cấm chiếu ?

André Menras : Không hề ! Bởi vì phim đã được Bộ Ngoại giao bật đèn xanh, được Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh duyệt qua. Phim được hình thành và dàn dựng với sự hỗ trợ tích cực của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh - hãng phim TFS. Như vậy phim không có gì là bất hợp pháp cả.

Tôi đã hết sức ngạc nhiên và cảm thấy sốc, sốc rất nặng khi bị can thiệp, bị cấm cản - có thể nói là bằng vũ lực - như vậy. Họ đã đóng cửa quán cà phê nơi dự định chiếu phim, họ cúp điện. Họ còn đe dọa vị phó giám đốc của khu du lịch Văn Thánh, là ông sẽ bị mất việc nếu cho phép chiếu.

Nói chung là hết sức thô bạo ! Lại càng thô bạo hơn nữa, khi không có ai chịu trách nhiệm về vụ này cả. Tôi đã đòi được gặp người đã ra lệnh cấm trên, hay một cán bộ công an, nhưng tôi không gặp được ai cả. Tôi yêu cầu được cho xem công văn cho phép công an can thiệp như trên, nhưng tôi chưa bao giờ được xem một văn bản như thế. Không có một ai đứng ra chịu trách nhiệm. Lực lượng công an đã hành động như thể là một nhóm phần tử bất hảo.

Họ lại còn gây áp lực đối với những người xung quanh. Chúng tôi bị công khai ghi hình, bị chụp ảnh, tất cả những gì chúng tôi nói ra đều bị thu âm. Có ít nhất hai chục công an mặc thường phục được huy động đến trung tâm du lịch Văn Thánh để ngăn cản những người muốn xem phim, dù trời mưa. Kiểu can thiệp như vậy là hết sức thô bạo !

anhbasam

RFI : Được biết ông đã gởi thư phản kháng lên chính quyền ?

André Menras : Tất nhiên ! Tôi đã hoàn tất lá thư cùng với các ông Lê Hiếu Đằng, ông Cao Lập – vốn là cựu sinh viên tranh đấu thập niên 70 và cũng bị tù Chí Hòa như tôi, ông Bùi Đình An - cựu tù chính trị Côn Đảo và là người tổ chức. Chúng tôi đã cùng ký tên trong một lá thư phản đối gởi cho chính quyền ở Sài Gòn. Bản thân tôi hôm thứ Sáu đã gởi một lá thư cho ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, và tất cả các thành viên của Ủy ban để đặt ra một số câu hỏi. Tôi yêu cầu các vị này trả lời về nguyên nhân hành động mờ ám này của công an thành phố. Tôi cũng đề nghị tạo điều kiện để bộ phim bản tiếng Việt được chiếu tại Sài Gòn. Bởi vì đây là tiếng nói của đồng bào chúng ta, đồng thời cũng là cơ hội để tạo nên một phong trào liên đới mà ngư dân chúng ta đang cần có và xứng đáng được hưởng.

Tôi đang chờ đợi được trả lời, và nếu từ nay đến thứ Tư không có hồi âm thì tôi sẽ công bố lá thư trên mạng, cho tất cả mọi người đều đọc được. Tôi hy vọng ủy ban có được sự khôn khéo, tính trung thực và phản xạ của lòng ái quốc, để bộ phim được chiếu một cách công khai, lành mạnh, trong tinh thần tương trợ và bằng hữu, tại Sài Gòn.

RFI : Nhưng một phần cũng nhờ vụ can thiệp này mà bộ phim đã được rất nhiều người tìm xem trên internet…

André Menras : Vâng. Tôi đã đưa phim lên mạng, lên YouTube cũng đã gần một tháng rồi, nhưng là bản tiếng Pháp. Tôi rất muốn đưa lên internet bản tiếng Việt, để những người Việt ở ngay tại Việt Nam có thể xem được. Bởi vì trước hết chính họ phải được xem, chính họ là những người có liên quan trực tiếp.

Tôi cho rằng hành động của công an không chỉ thô bạo, không chỉ bất hợp pháp – vì đã vi phạm điều 69 và 77 của Hiến pháp Việt Nam về quyền được thông tin của mỗi công dân, về nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ đất nước. Hành động trên cũng kém thông minh nếu muốn đạt được mục đích tìm kiếm - có nghĩa là, cấm chiếu phim để buộc chúng tôi phải câm lặng, để tắt đi tiếng nói của những người vợ góa ngư dân. Nhưng ngược lại, nó đã tạo ra một phong trào ủng hộ trong thế giới mạng, đã khơi dậy một làn sóng những người tìm xem bộ phim. Một điều tuyệt vời mà bộ phim nếu không bị cấm chưa chắc tạo ra được.

Vì vậy có thể tôi phải nói lời cám ơn. Thật mỉa mai và đáng buồn, nhưng tôi nghĩ cũng nên nhìn với khía cạnh khôi hài một chút. Và tôi phải cám ơn lực lượng công an về hiệu quả mà hành động của họ đã tạo ra.

RFI : Ông có dự định chiếu phim ở nơi nào khác không ?

André Menras : Có. Tôi định chiếu, trước hết chắc chắn là ở Sài Gòn – tôi đã nói mà chưa làm được - và khi tôi trở về Pháp. Đại sứ Việt Nam tại Pháp có hứa với tôi là sẽ tạo điều kiện để phim lại được chiếu ở trung tâm văn hóa Việt Nam ở Paris. Tôi cũng có chương trình mang phim đi chiếu ở Lyon, Montpellier, Marseille, Bordeaux…Những ai muốn làm ngư dân miền Trung phải im tiếng, họ sẽ không đạt được mục đích đâu.

RFI : Xin cảm ơn ông vì những gì ông đã làm cho Việt Nam…

André Menras : Không việc gì phải cảm ơn tôi đâu, bởi vì Việt Nam đã dạy cho tôi rất nhiều thứ. Nếu không có Việt Nam, tôi sẽ không là tôi như bây giờ, và chắc sẽ không hài lòng với bản thân mình, tôi sẽ không là tôi nữa. Trong những gì đã gắn bó tôi với Việt Nam, có rất nhiều nỗi đau, nhưng cũng có những niềm hạnh phúc lớn lao. Một trong những hạnh phúc đó là thấy mình ở tuổi 66 lại giống như thời hai mươi tuổi, bên cạnh những người bạn học sinh, sinh viên, với giới trí thức Sài Gòn, trong cuộc đấu tranh cho tự do, tự do tư tưởng, cho tình liên đới. Tất cả những điều đó đều vô giá. Và không có Việt Nam, tôi sẽ không bao giờ có được. Không có cuộc đấu tranh của nhân dân Việt, tôi sẽ không bao giờ học hỏi được những giá trị của cuộc sống.

RFI : Nhưng bây giờ tình hình không giống như trước đây. Việt Nam phải đối mặt với một Trung Quốc giàu có, lực lượng dân chủ nội tại hầu như không đáng kể. Như vậy ông nghĩ rằng cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của người Việt Nam, đặc biệt là ngư dân Việt trên Biển Đông sẽ hết sức khó khăn ?

André Menras : Tôi nghĩ là vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, nói tổng quát hơn là vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, sự độc lập của đất nước đang bị nước láng giềng khổng lồ là Trung Quốc đe dọa, trước âm mưu bành trướng của những nhà lãnh đạo Bắc Kinh vốn có xu hướng coi như toàn vùng Biển Đông là của họ. Họ đã triển khai cái gọi là đường lưỡi bò một cách đáng buồn cười, không hề có căn cứ cả về phương diện lịch sử lẫn luật pháp. Cái đường lưỡi bò này chiếm đến 80% khu vực Biển Đông. Tức là bỗng dưng họ quyết định rằng không gian biển đảo của Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia đều thuộc về họ, và như vậy họ có thể tự tiện chiếm lấy.

Họ đã cao giọng nói như thế, vì ỷ vào kinh tế của họ đang phát triển mạnh, trong khi các nền kinh tế Mỹ và châu Âu đang bị yếu đi. Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cho rằng có thể lợi dụng cơ hội này để áp đặt luật chơi của mình bằng vũ lực, trước hết là tại những nơi gần biên giới nhất. Việt Nam tất nhiên là quốc gia nằm trong tầm ngắm của họ. Nếu Trung Quốc mà thống trị được Việt Nam, thì sẽ thống trị được những nước ASEAN còn lại, nhất là những nước có lãnh hải ở Biển Đông.

Như vậy, các lãnh đạo Bắc Kinh – chứ không phải nhân dân Trung Quốc, chính là mối nguy thường trực của Việt Nam. Một mình Việt Nam không thể thắng nổi mối đe dọa này, mà buộc lòng phải chịu đựng. Việt Nam chỉ có thể kháng cự nổi nếu toàn thể nhân dân đều ý thức được nguy cơ Trung Quốc, nếu thông tin đến được với toàn bộ công dân Việt Nam, nếu báo chí được tự do, nếu các công dân Việt có thể biểu lộ ý hướng tại một Quốc hội thực sự là đại diện cho dư luận quần chúng.

Chỉ riêng với tình đoàn kết thống nhất và tương trợ có được ngay trong nội bộ đất nước Việt, thì Trung Quốc cũng sẽ gặp khó khăn nhiều hơn khi muốn bành trướng, kể cả trên lãnh vực kinh tế, và chính trị tại Việt Nam. Đồng thời nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam tạo điều kiện cho tình liên đới và đoàn kết dân tộc, thì không có lý do gì mà ở nước ngoài, tại châu Âu, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc lại không có các phong trào ủng hộ Việt Nam, nhằm buộc Trung Quốc phải giảm nhiệt trong ý đồ xâm lấn, buộc Bắc Kinh phải thương lượng đa phương, tôn trọng Luật biển quốc tế. Từ đó Việt Nam có thể bảo vệ chủ quyền biển đảo và thương thảo một cách tích cực và hòa bình, ngõ hầu một ngày nào đó thu hồi lại được những gì đã bị Trung Quốc cướp mất. Đó là giải pháp duy nhất. Giải pháp này được thực hiện thông qua tinh thần dân chủ ngay trong nước, qua sự minh bạch trong các lời tuyên bố chính trị ở nước ngoài.

Như chúng ta đã thấy, việc tuyên truyền của Trung Quốc là hết sức mạnh mẽ, với các phương tiện thông tin to lớn, có được những điều kiện hoạt động tuyệt hảo. Họ xoay sở để cố nhét đường lưỡi bò của họ vào các tạp chí khoa học quốc tế như Nature hay Sciences, để các tạp chí này đăng lên. Họ đã triển khai chiến dịch quảng bá rầm rộ du lịch Hoàng Sa từ đảo Hải Nam, sẽ đưa du khách đến quần đảo Hoàng Sa. Đồng thời họ lại đâm chìm các tàu cá của ngư dân Việt Nam hành nghề gần đó.

Chúng ta không thể chấm dứt được nạn bách hại này nếu ta xuôi tay. Một ngư dân ở Lý Sơn, khi tôi hỏi nguy cơ lớn nhất của ngư dân ở biển sâu là gì – vì họ là những thợ lặn có thể lặn đến độ sâu 60 m. Anh này nói, nguy hiểm nhất là gặp phải cá mập to. Tôi hỏi như vậy thì phải làm sao, anh trả lời, phải trói buộc nó lại, nếu không thì cá mập sẽ tấn công. Cũng tương tự đối với Trung Quốc. Cùng với một người bạn, chúng tôi đã sáng tác một bản nhạc mang tên « Khúc nhạc cho Hoàng Sa » đã được đưa lên mạng, trong đó điệp khúc là như thế này : « Hãy trói cá mập lại ! ».

RFI : Xin chân thành cảm ơn ông André Menras.

mercredi 30 novembre 2011

NguyenThaiHoc


DVD phan3.5 Cong tac Dung Bia



DVD phan 3.6 Le Khanh Thanh Dung Bia

DVD phan 4.3 đường đi Suối lươn






vendredi 18 novembre 2011

Vượt Sóng (Journey from the Fall)

Vượt Sóng (Journey from the Fall)




Vượt Sóng (tựa tiếng Anh: Journey from the Fall - Hành trình từ sự sụp đổ) là một bộ phim độc lập của đạo diễn người Mỹ gốc Việt Trần Hàm và nhà sản xuất Nguyễn Lâm về cảnh ngộ của những thuyền nhân và những tù nhân trong trại cải tạo tại Việt Nam sau sự kiện 30 tháng 4, 1975. Phim bắt đầu trình chiếu tại bốn thành phố tại Hoa Kỳ (Westminster, Garden Grove, San Jose, California, và Thành phố New York) từ ngày 23 tháng 3 năm 2007 và mở rộng ra ít nhất 20 rạp toàn quốc vào những tuần sau đó.

samedi 5 novembre 2011

Liên khúc nhạc Vĩnh Điện "GỌI ĐỜI QUA NGẬM NGÙI"

Liên khúc nhạc Vĩnh Điện "GỌI ĐỜI QUA NGẬM NGÙI"
Ca khúc ĐỂ GỌI ĐỜI QUA
Phổ thơ Nguyễn Thu Hà
Trình bày : Tâm Thư
Ca khúc NGẬM NGÙI MỘT ĐỜI ANH
Nhạc và lời Vĩnh Điện
Thực hiện : Tác giả và Nhóm Ca khúc


vendredi 4 novembre 2011

Hành trình tìm tự do









Liên khúc Hành trình tìm tự do-Thanh Trúc & Diễm Liên & Philip Huy


Hành trình tìm tự do - Hợp ca


Tình Khúc sau cuộc chiến - ASIA 51

mardi 25 octobre 2011

Ban AVT

Du xuân qua đèo Ba Dội - Ban AVT






Co Tay Co Ta Part 1


Co Tay Co Ta Part 2

vendredi 7 octobre 2011

Sỏi Đá Buồn Tênh

Sỏi Đá Buồn Tênh


Tác giả: Nhật Ngân


Đôi khi ta thấy ta như viên đá cuội lăn trên đường
Nhìn dòng đời vô tình đi qua, hạt bụi nào vô tình bôi xóa
Đôi khi ta nghĩ mình ôi nhỏ bé như hạt sương treo đầu cành

Đôi khi ta thấy ta như bong bóng nhẹ bay lên trời
Nhìn cuộc đời như trò trẻ chơi, nhìn cuộc đời như tuồng sân khấu
Đôi khi ta nghĩ mình như hạt cát trong biển khơi, ôi phù du!

Còn lại em, còn lại em, ôi phương trời phiêu lãng
Mãi xa xăm áo em bay, ôi khuất lấp mây trời
Vòng tay xanh, vòng tay xanh, ôi vòng tay đã mỏi
Tiếng hát nào, tiếng hát nào, bây giờ chỉ còn những âm xưa

Đôi khi ta thấy ta như con bướm lạ bay vô vườn
Rồi dật dờ trên ngàn muôn hoa, rồi lặng lờ im lìm trong lá
Đôi khi ta nghĩ mình như là đá, ôi lặng câm, ôi buồn tênh!


Vàng Phai Mấy Lá/Vĩnh Biệt

Vàng Phai Mấy Lá/Vĩnh Biệt

Sáng tác: Đoàn Chuẩn, Từ Linh

Ai đốt Cô Tô thành vì đôi mắt giai nhân hề
Lửa cháy bao đêm ròng, thành quách tan
Ai trót nhấp men tình để Mỵ Châu thương nhớ
Khi thác rồi, khi thác rồi, Tiêu Nhiễn vẫn còn mơ
Ai xui ta gặp nhau, để tình gây oán trái
Để tình anh bẽ bàng, và tình em lỡ làng
Và ngàn sau lá vàng khóc tình ta

Từ nay bèo trôi, cầu xiêu, con đò nát
Và mây đìu hiu cây rụng lá, thân mình về đâu?
Đàn chùng, dây phím lỡ, mái đổ nhà xiêu,
nhẹ như tiếng khóc thầm.
Mây sầu vương chót núi, đường chia biên giới,
người xa nhau mãi
Giấc chiêm bao đêm nào chìm
trong sương khói thời gian.

Xưa có người Phù Sai rắc hoa vàng
sau mỗi bước giai nhân
Đến bây giờ yêu không đành,
mà ghét cũng không đành, mà dứt cũng không đành

Rồi đây thời gian đổi thay con người mới
Bài ca tình yêu bay lộng gió trên đường về tim.
Chịu được bao giông tố, cánh buồm mong manh,
nhẹ như cánh bướm vàng
Khi mùa Thu đến báo, tình duyên đã dứt,
đường chia đôi lối
Gió nâng mây về trời đời nào quên cánh diều bay

Em khác gì Quỳnh Dao lúc phát lầm
phung phí hết xuân xanh
Lúc đêm về thương cho đời, và cũng ghét cho đời,
và cũng chán cho đời
Mưa dồn trôi nước lũ xuôi dòng thả hết bụi nhơ,
xuôi dòng trầm câu hát tương tư
Nhủ lòng thôi hết những mùa Thu

Lá thu bay, về anh, như những cánh hoa đời em
Còn đâu cành hoa màu tím - đường đi dệt gấm vàng son
Lòng anh chua xót
Cánh hoa vì đợi anh rã rời, héo tàn úa vàng,
vùi sâu trong kiếp thời gian.


Trình bày: Ánh Tuyết


Vàng Phai Mấy Lá/Vĩnh Biệt-Đoàn Chuẩn,Từ Linh-Tiếng hát:Ánh Tuyết

samedi 1 octobre 2011

ĐĂNG PHƯƠNG

BUỒN HIU MỘT ĐỜI - ĐĂNG PHƯƠNG


CAO NGUYÊN TÌNH KHÚC - ĐĂNG PHƯƠNG


TRẢ LẠI EM NỤ CƯỜI - ĐĂNG PHƯƠNG


TƯỞNG EM CHƯA CÓ CHỒNG-ĐĂNG PHƯƠNG



vendredi 9 septembre 2011

LienKhuc

Nhat Truong - Lk Chuyện Hẹn Hò & Ai Nói Yêu Em Đêm Nay


LK Cơn Mưa Phùn, Tiếng Mưa Đêm & Mùa Thu Trong Mưa - Hợp ca Asia


Anh da quen mua thu-Nhu Quynh & Luu Bích & Khanh Ha


Niệm Khúc Cuối - Ngọc Lan

Thanh Tuyền

Thanh Tuyền - Thương Hoài Ngàn Năm & Tình Khúc Chiều Mưa


Liên Khúc Ru Con Thuyền Mộng


Liên khúc Mẹ Việt Nam, Mẹ Trùng Dương và Cô Gái Việt


Thanh Tuyền & Nhã Thanh - Liên Khúc Mẹ

mercredi 7 septembre 2011

asia 68 - Sàigòn nỗi nhớ

Ngọc Lan - Liên khúc mẹ


Doan Phi & Thuy Huong (Golden Asia: Anh Bang


asia 68 - Sàigòn nỗi nhớ disc1 part1


asia 68 - Sàigòn nỗi nhớ disc1 part2


asia 68 - Sàigòn nỗi nhớ disc2 part2


asia 68 - Sàigòn nỗi nhớ disc2 part3

Hồ Hoàng Yến

Xin Đừng Có Mùa Đông Hồ Hoàng Yến


HẠNH PHÚC LANG THANG - HỒ HOANG YẾN


Tình Trăng - Hồ Hoàng Yến


Hồ Hoàng Yến - Sao anh không đến


Hồ Hoàng Yến - Sài Gòn Ơi! Vĩnh biệt


Một thoáng Sài Gòn & Mưa


Nhu Giot Sau Roi - Ho Hoang Yen (Sang tac: Anh Viet Thu)


Bao giờ biết tương tư-Hồ Hoàng Yến


Chieu Tim - Ho Hoang Yen


Bai Tango Cho Rieng Em - Ho Hoang Yen

lundi 5 septembre 2011

Liên Khúc










LK Nho nhau hoai & Cho nguoi vao cuoc chien- quang le vs Mai Thien Van

Liên Khúc Lam Phương: Duyên Kiếp, Trăm Nhớ Ngàn Thương & Thu Sầu


Hồ Hoàng Yến & Quốc Khanh - Bài không tên số 2 & Cuối cùng


Lâm Nhật Tiến & Hồ Hoàng Yến - LK Xin thời gian qua mau & Cô láng giềng


Bang Tam, Dang The Luan_ Chuyen 3 Mua Mua, Thuong Ve Mien Trung


Ho Hoang Yen - Dem cuoi cung, Mot chuyen bay dem


Anh về với em - Y Phụng & Màu mũ anh màu áo em - Trish, Spencer


Bảo Yến : "ANH CÒN NỢ EM" & Thiên Kim : "MỘT THỜI ĐÃ XA"

vendredi 1 juillet 2011

asia 68 - Sàigòn nỗi nhớ 2





TRƯỜNG CŨ TÌNH XƯA - Đặng Thế Luân vs Tâm Đoan


SAIGON ĐẸP LẮM - Phương Hồng Quế, Sơn Ca, Băng Châu


LƯU BÚT NGÀY XANH - Tường Nguyên vs Tường Khuê


BÓNG NHỎ ĐƯỜNG CHIỀU - Y Phụng




Sài Gòn vĩnh biệt - Hồ Hoàng Yến


Chiều cuối tuần - Hoàng Oanh


VN quê hương ngạo nghễ - Hợp ca


Con Đường Xưa Em Đi - Mỹ Huyền


Sài Gòn vẫn mãi trong tôi - Mai Thanh Sơn




Thiên Kim - Mưa Sài Gòn còn buồn không em

mercredi 29 juin 2011

asia 68 - Sàigòn nỗi nhớ



part1



part2


Noi Buon Hoa Phuong-BangTam


SaiGon Kỹ niệm-Anh Bằng-Đan Nguyên

vendredi 27 mai 2011

Ngô Đình Diệm

Cuộc di cư 45-54


Ngô Đình Diệm (Part 1)


Ngô Đình Diệm (Part 2)


Ngô Đình Diệm (Part 3)


Thời Đệ Nhất Cộng Hòa


Thời Đệ Nhị Cộng Hòa


VN cuộc đổi đời bi thảm

dimanche 9 janvier 2011