Affichage des articles dont le libellé est ca nhạc sĩ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est ca nhạc sĩ. Afficher tous les articles

mardi 10 septembre 2019

Nhạc sĩ Song Ngọc và một đời sáng tác

Để tạo ra một nét riêng, mỗi một người nghệ sĩ hay thường dành cho mình một nghệ danh. Thế nhưng, cũng có nhiều nhạc sĩ, với những lý do riêng, họ có rất nhiều bút danh/nghệ danh. Chính vì vậy, mà không ít người nghe đã ngạc nhiên khi biết tác giả của một tác phẩm nổi tiếng này cũng chính là tác giả của một tác phẩm nổi tiếng khác, với hai bút danh khác nhau.

Ca sĩ Lệ Thanh -một thời rồi rơi vào quên lãng

Vào những thập niên 60 thời còn phòng trà Anh Vũ, Kim Sơn, Hòa Bình ở SG đêm nào cũng có mặt người thư sinh Đỗ Lễ rất yêu tiếng hát của nữ ca sĩ Lệ Thanh. Một ca sĩ có bàn tay không mấy đẹp với sắc vóc trung bình nhưng giọng ca nồng nàn với những nốt vuốt độc đáo mà hình như cho tới bây giờ chưa có người thay thế. Có người cho rằng tiếng hát ca sĩ Xuân Thu hơi giông giống Lệ Thanh, nhưng chỉ giống ở phần láy âm.

Nhạc sĩ Lam Phương

ảnh 1

Trong mục này kỳ trước, chương trình về cố nhạc sĩ Trúc Phương, nhà báo Nguyễn Đình Toàn có đề cập đến một tên tuổi khác nữa, người miền Nam, là nhạc sĩ Lam Phương. Theo ông, nếu lời ca của Trúc Phương làm nên cái quyến rũ thì âm hưởng của vọng cổ Nam phần là cái duyên thầm trong nhạc Lam Phương.

Ca khúc “Ngày Xưa Hoàng Thị” và những mối tình học trò khó quên

Giới trẻ (và ngay cả giới già) ngày trước chắc không mấy ai không biết đến 2 bài thơ đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc tuyệt vời là bài Động Hoa Vàng và Ngày Xưa Hoàng Thị của thi sĩ Phạm Thiên Thư.
Người thi sĩ đã vẽ nên trong tâm tưởng chúng tôi ngày ấy cả một động hoa vàng rực rỡ, có cô Hoàng Thị Ngọ đội nón lá mặc áo dài trắng, vẫn đẹp ngây thơ như chưa hề có hơn nửa thế kỷ đã trôi qua.

vendredi 11 août 2017

70 năm Tình Ca Việt Nam - Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước

Dương Thiệu Tước (1915-1995) là một nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng và được coi là một trong những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt Nam.
http://baotreonline.com/wp-content/uploads/2017/07/duong-thieu-tuoc2.jpgDương Thiệu Tước sinh ngày 15 tháng 5 năm 1915, quê ở làng Vân Ðình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Ðông (nay thuộc Hà Nội). Xuất thân trong gia đình Nho học truyền thống, ông là cháu nội cụ nghè Vân Ðình Dương Khuê, nguyên Ðốc học Nam Ðịnh.
Thuở nhỏ ông học ở Hà Nội, trong thập niên 1930 ông gia nhập nhóm nghệ sĩ tài tử Myosotis (Hoa lưu ly) gồm Thẩm Oánh, Lê Yên, Vũ Khánh. Ông vào miền Nam sinh sống từ năm 1954. Tại Sài Gòn ông làm chủ sự phòng văn nghệ tại Ðài phát thanh Sài Gòn đồng thời được mời làm giáo sư dạy Lục huyền cầm/Tây ban cầm tại trường Quốc gia Âm nhạc. Sau ngày miền Nam mất nước năm 1975, nhạc của ông bị cấm đoán và ông cũng bị mất chỗ dạy học tại trường Quốc gia Âm nhạc.
Vợ chính thất cũng là vợ đầu của ông là bà Lương Thị Thuần, hiện con cái đang sống tại Ðức và Hoa Kỳ.
Vợ sau của ông là Minh Trang, một ca sĩ nổi tiếng thập niên 1950, có con riêng là ca sĩ Quỳnh Giao. Ông bà sống hạnh phúc trong 30 năm, có với nhau 5 người con là: Dương Hồng Phong, Vân Quỳnh (ca sĩ hải ngoại), Vân Dung, Vân Hòa, Vân Khanh [1].
Sau năm 1975 do bệnh tật nên ông ở lại Sài Gòn. Năm 1978 bà Minh Trang cùng các con định cư ở nước ngoài.

vendredi 29 juillet 2016

Kinh cầu cho tuổi trẻ (Nguyễn Đình Toàn)


Kinh cầu cho tuổi trẻ (Nguyễn Đình Toàn) 1982
Khánh Ly hát
*
*     *
 
Vâng, tuổi trẻ tội như lá thu
đã nửa vàng từ cơn gió đưa
hồn còn trong như một bài kinh
lòng còn cay trong khói chíên tranh
Vâng, tuổi trẻ tội như phúc âm
đã giao buồn từ đêm tối tăm
người còn say sưa bày cuộc vui
rừng thịt xương máu ngỏi còn khơi

Hoà bình đến, với lời cầu xin
triệu hồi chuông trong tháp tin vui
Nhưng âm vang chưa tàn
đã thấy một thủy triểu nước mắt đầy hơn

Ôi, lịch sữ Việt Nam xót xa
đã xui người ngày thêm cách chia
người bỏ đi xa,
ngừơi còn đây, chịu tội thay trên thánh giá đời
Ôi, hận thù đã che kín mây
đã treo người trên đỉnh đắng cay
Ðời dù xoay trăm chiều ngược xuôi
Tuổi trẻ tôi vẫn lạnh lùng phai

Vâng, tuổi trẻ tội như phúc âm
....................vẫn lạnh lùng phai
Vâng, tuổi trẻ tội như lá thu
đã nửa vàng từ cơn gió đưa
hồn còn trong như một bài kinh
lòng còn cay trong khói chíên tranh

vendredi 22 juillet 2016

Nhạc Sĩ Vinh Sử - (Giờ Thy Lan - Nụ Hồng Tạ Ơn)

Vinh Su 
Nhạc Sĩ Vinh Sử - (Giờ Thy Lan - Nụ Hồng Tạ Ơn)

vendredi 19 février 2016

Ca khúc “Ly rượu mừng” phẩm-vật-tinh-thần trong truyền thống Tết Việt Nam - Du Tử Lê

http://phamdinhchuong.com/wp-content/uploads/2013/08/artistbio-PDC.jpgThi sĩ Du Tử Lê viết về Ca khúc “Ly rượu mừng” phẩm-vật-tinh-thần trong truyền thống Tết Việt Nam
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ. Vì từ ngày bắt đầu sáng tác, ở tuổi 17, tới ngày từ trần, ở tuổi 62, cuộc trường chinh âm nhạc của họ Phạm là, những ngọn cờ đã cắm được trên nhiều đỉnh cao nghệ thuật.
Khởi đầu với những ca khúc lấp lánh tin yêu lồng ngực tuổi trẻ, Phạm Đình Chương đi lần tới những ca khúc mang nhiều tính hiện thực, như “Tiếng dân chài,” “Được mùa,” hoặc đất nước, ca dao như “Anh đi chiến dịch,” “Lá thư người chiến sĩ,” “Khúc giao duyên,” “Mười thương”… Và, dĩ nhiên, tình ca, một đỉnh ngọn cao ngất khác của ông.
Dù ở núi non âm nhạc nào, ca từ Phạm Đình Chương cũng đều thấm đẫm thi tính. Ngay tự những ca khúc thời khởi đầu sự nghiệp, khi chỉ mới 17, 18 tuổi, người ta đã thấy ông như một thi sĩ, viết lời cho ca khúc của mình.

mardi 2 février 2016

Liên Khúc Xuân-Tiếng hát Lệ Thanh

 

Tiếng hát liêu trai Thanh Thuý - 40 mùa xuân chưa quay về cố hương - Cát Linh, phóng viên RFA

Mời quí vị cùng Cát Linh nghe những ca khúc xuân và tâm tình của người nghệ sĩ đã trải qua 40 mùa xuân ở xứ người. Những ca khúc xuân bà đã từng hát luôn vang lên ở khắp nơi trong những ngày đón năm mới, dù là ở Việt Nam hay hải ngoại.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/Thanh-Thuy-a-soulful-singer-anct012916-01312016081119.html/Pic01.jpg/@@images/a018f5a5-3c2a-41e6-8fce-207d99d28251.jpegTiếng hát liêu trai Thanh Thuý và 40 mùa xuân chưa quay về cố hương.
“Trong thế gian đang vui mừng đón Xuân
Chắc nàng xuân năm nay đẹp bội phần
………………………………………….
Để cho đất nước vui trọn mùa xuân thắm xinh” (Tâm sự ngày Xuân)
“Cái cảm giác lúc đó nó quá buồn. Tại vì là ngày xuân nhưng đâu có ai thấy xuân đâu. Đi hát là ngày xuân đầu tiên của ngày tôi di tản qua Mỹ, nhưng thật sự những người dưới sân khấu nghe tôi hát cũng như tôi đứng hát trên sân khấu, nhưng mà cùng một tâm trạng là quá buồn. Đến nỗi mình hát ra là mình rơi nước mắt, mình khóc. Mà ở dưới khán giả cũng khóc. Khi mình hát những bài về thân phận của người mất nước, người lưu vong. Cái cảnh đó rất là xúc động. Không bao giờ quên được những ngày đầu ở xứ người.”

dimanche 27 décembre 2015

Lam Phương: “Lạy Trời Con Được Bình Yên”! - Nam Lộc

Chắc ít người biết được cậu nhạc sĩ nghèo, vừa tròn 16 tuổi đã nổi tiếng ngay với ca khúc thứ hai trong đời, bản “Nhạc Rừng Khuya” được đón nhận một cách nồng nhiệt không ngờ.
http://3.i.baomoi.xdn.vn/15/08/25/89/17350973/2.jpgCali Today News - Tôi được anh Trần Việt Hải yêu cầu đóng góp bài viết vào “Tuyển Tập Lam Phương” vào giờ thứ 25, tức là thời điểm cuối cùng khi mà hầu hết bài vở của quý văn hữu hoặc thân hữu khác đã gởi về đầy đủ để sách chuẩn bị lên khuôn.
Thời gian này cũng trùng hợp vào lúc mà chúng tôi đang chuẩn bị thu hình cho chương trình ca nhạc thứ 77 của Trung tâm Asia với chủ đề “Dòng nhạc Anh Bằng và Lam Phương” nên tôi chợt nghĩ hay là mình cứ chia sẻ với mọi người những diễn biến chung quanh việc thực hiện bộ DVD đặc biệt này đồng thời cảm tưởng riêng tư của mình đối với hai trong số các nhạc sĩ khả kính nhất của nền âm nhạc Việt Nam.

jeudi 26 novembre 2015

TƯỞNG NHỚ NHẠC SĨ ANH BẰNG (1926-2015)

 

Tưởng niệm Anh Bằng, Người Cuối Ga Khói - Trịnh Thanh Thủy

http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2015/11/12/tn78548the-best-of-anh-bang-tong-hop-1447298432.jpgTôi không biết tình yêu ở một người con trai tuổi mười tám đầu đời cuồng nhiệt như thế nào. Chứ riêng tôi lúc mới mười lăm, trong mắt đã bắt đầu có khói, thì tình yêu tuổi mười tám nếu bị tan vỡ, chắn chắn là một điều kinh khủng lắm. Đã mất tình yêu lại còn cách xa, đứt lìa cuống rốn, nơi chốn đầm đìa tuổi thơ và mật ngọt hoa niên, hẳn ruột gan con người phải buốt đau từng khúc. Tôi nhắc tới sự đau lòng này, chẳng qua vì khi nghe bài hát “Nỗi lòng người đi”, tôi bỗng hình dung được hình ảnh một Anh Bằng trong giòng người chen chúc vo khăn tay, nhầu nước mắt những ngày tản cư thập niên năm tư, năm lăm. Ẩn hiện trong khúc phim đen trắng quay chậm, có dáng chàng thanh niên tay đàn, tay sách, mặt mũi xác xơ, ngơ ngác trông vời tít tắp bóng người con gái mịt mờ xa chân chiều, cuối ga khói.

Người Nhạc Sĩ Của Dân Tộc Việt Nam

http://cothommagazine.com/nhac/AnhBang/TangLeNSAnhBang-Nov212015-16.jpgNhạc sĩ Anh Bằng, tên thật Trần An Bường, sinh năm 1926 tại Nga Điền, Nga Sơn, Thanh Hóa, từ trần ngày 12 tháng 11, 2015 (90–91 tuổi) tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, Ông cùng các nhạc sĩ Lê Dinh và Minh Kỳ thành lập nhóm Lê-Minh-Bằng, mở lớp nhạc, sáng tác nhiều ca khúc. Tại Hoa Ky sau 1975, ông tiếp tục sáng tác, sáng lập Trung Tâm Asia. Ông cũng là vị trưởng lão sáng lập “Câu Lạc Bộ Nghệ Sĩ”, tạo nơi sinh hoạt chung cho giới ca nhạc tài tử. Bài tưởng nhớ vị nhạc sĩ một đời vì âm nhạc được viết bởi Anthony Hưng Cao –tức Cao Minh Hưng- một tác giả từng nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ, và được chính Nhạc sĩ Anh Bằng chọn là người điều hành sinh hoạt Câu lạc bộ Tình Nghệ Sĩ.

Nhạc sĩ Anh Bằng: “Hãy nói về cuộc đời, khi Tôi không còn nữa...” - Cát Linh, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/musician-anh-bang-passes-away-11132015092217.html/nhac-si-anh-bang-622.jpg/imageDòng nhạc Anh Bằng”

Nền âm nhạc Việt Nam lại thêm một lần khoác chiếc khăn sô, cúi đầu tiễn biệt người nhạc sĩ mà mỗi khi nhắc về Hà Nội, người ta thầm thì ca khúc Nỗi lòng người đi; mỗi khi muốn nói về thân phận người trên con đường đi về bên kia thế giới, người ta hát lên “Khúc Thuỵ du”; mỗi khi nói về lính trận xa nhà, người ta hát lên “Nửa đêm biên giới”... Nói chung, khi nói về nhạc của ông, người ta hay gọi là “dòng nhạc Anh Bằng”.


NHẠC SĨ ANH BẰNG

http://images.motthegioi.vn/Uploaded/dieulinh/2015_11_13/anh_bangmhze_ZDCD.jpg?width=600&height=360&crop=auto&scale=both 
NHẠC SĨ ANH BẰNG QUA ĐỜI TẠI QUẬN CAM HƯỞNG THỌ 89 TUỔI
Nhạc sĩ Anh Bằng qua đời lúc 9 giờ tối, ngày Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015, tại tư gia ở Orange Hill, Orange, California