Affichage des articles dont le libellé est RFA. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est RFA. Afficher tous les articles

dimanche 27 décembre 2015

Ước mơ của Thủy - Mặc Lâm, biên tập viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/book-review-the-dream-of-thuy-ml-12192015083100.html/uoc-mo-cua-thuy-COVER-622.jpg/imageSáng ngày 13 tháng 12 năm 2015, công an bất ngờ ập tới quán cà phê sách của Chiêu Anh trên đường Nguyễn Văn Nguyễn phường Tân Định Q 1 bắt sinh viên Phương Uyên và cô chủ quán Chiêu Anh. Hai người bị bắt để tra hỏi về cuốn sách có tên Ước mơ của Thủy, tác giả là một Việt Kiều đang sống tại Na Uy với bút danh Lê Việt Kỳ Nhi. Chính Phương Uyên là người viết tựa cho sách dẫn tới sự bắt giữ hai người.

Một biến cố chữ nghĩa

Vụ việc xáo động cộng đồng mạng vì Phương Uyên là một khuôn mặt nổi bật trong giới trẻ tranh đấu của Việt Nam. Cô nổi tiếng và vừa mãn án tù vì can tội chống Trung Quốc. Những gì Phương Uyên làm dĩ nhiên được sự chăm sóc triệt để của công an và việc bắt giữ này không nằm ngoài dự tính của cô gái trẻ đầy nghị lực này.

jeudi 26 novembre 2015

Người Việt tại Paris tưởng niệm nạn nhân khủng bố - Tường An, thông tín viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vns-in-paris-remember-victims-of-terrorist-11172015081423.html/tuong-niem-4-620.jpg/imageHơn 60 triệu người dân nước Pháp vẫn chưa thoát khỏi cơn bàng hoàng sau vụ khủng bố vừa qua. Người Việt tại Pháp tỏ tình liên đới với quốc gia mình cư ngụ bằng một buổi tưởng niệm tại nhà hát Bataclan, nơi có số tử vong cao nhất của loạt khủng bộ vừa qua.
Nhà hát Bataclan không còn là một nơi địa điểm để vui chơi, giải trí, mà tại nơi đó, bây giờ là hàng ngàn ngọn nến lập loè, hàng ngàn bó hoa với những lời nhắn gửi cho kẻ ra đi cũng như người ở lại. Có thể nói, cả thế giới đã tụ họp về đây để cùng chia sẻ với nước Pháp nỗi đau vô cùng.

Tan nát cây vĩ cầm đường phố - Mặc Lâm, biên tập viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/the-crumbs-of-a-street-violin-ml-11142015073043.html/ta-tri-hai-622.jpg/imageNhững năm gần đây mỗi lần Hà Nội hay Sài gòn có biểu tình chống Trung Quốc thì người ta lại thấy xuất hiện một ông già tóc trắng phau thường đi trước đám đông, trên vai luôn tựa một cây vĩ cầm cũ kỹ, kéo những bản nhạc yêu nước bất kể tiếng hô của người biểu tình lấn áp tiếng đàn nhỏ bé hiền lành của ông. Người nhạc sĩ lạ lùng ấy là Tạ Trí Hải, được người biểu tình cũng như hầu hết dân oan biết mặt biết tên, đặt cho cái danh hiệu rất dễ thương “nghệ sĩ đường phố”.


5 năm, 10 năm, và…nghìn năm, thời gian trong những ca khúc tình cũ.- Cát Linh, phóng viên RFA

  
5 năm, 10 năm, và…nghìn năm, thời gian trong những ca khúc tình cũ. 
Cát Linh, phóng viên RFA 

lundi 9 novembre 2015

5 năm, 10 năm, và…nghìn năm, thời gian trong những ca khúc tình cũ.- Cát Linh, phóng viên RFA

  
5 năm, 10 năm, và…nghìn năm, thời gian trong những ca khúc tình cũ. 
Cát Linh, phóng viên RFA 

dimanche 1 novembre 2015

Tự do báo chí của miền Nam VN trước 1975 - Mặc Lâm, biên tập viên RFA


  
Tự do báo chí của miền Nam VN trước 1975 
Mặc Lâm, biên tập viên RFA 

Tại sao phải giết Tổng thống Ngô Đình Diệm? - Mặc Lâm, biên tập viên RFA

  
Tại sao phải giết Tổng thống Ngô Đình Diệm? 
Mặc Lâm, biên tập viên RFA

mercredi 21 octobre 2015

Giữ gìn văn hóa và tiếng nói rất khó khăn tại hải ngoại. Nhà báo Trần Phong Vũ



Giữ gìn văn hóa và tiếng nói rất khó khăn tại hải ngoại. Nhà báo Trần Phong Vũ 
Kính Hòa, phóng viên RFA 

dimanche 30 août 2015

"We Are Here" - Tự truyện của thế hệ người Việt thứ hai

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/we-are-here-my-fami-courage-journey-survive-08212015124849.html/site_197_Vietnamese_412363-400.jpg/imageNguyễn Cát Thảo, luật sư trẻ Australia gốc Việt, ra đời trong trại tị nạn Sikiew ở Thái Lan sau  khi ba mẹ cô vượt đường bộ từ Việt Nam sang Kampuchia rồi đến được Thái Lan năm 1979.
Ba tháng sau khi cô chào đời, gia đình Nguyễn Cát Thảo được Australia nhận cho định cư. Năm 2004, khi đang còn học Trung Học, Nguyễn Cát Thảo là người đầu tiên gốc tị nạn được chọn làm đại diện giới trẻ Australia đến diễn đàn Liên Hiệp Quốc ở New York.
Năm 2015, kỷ niệm 40 năm người Việt bỏ xứ đi tị nạn, Nguyễn Cát Thảo ra mắt cuốn tự truyện We Are Here mà cô ấp ủ bao năm:

lundi 10 août 2015

Ông Alan Lowenthal với việc trùng tu nghĩa trang quân đội Biên Hòa - Thanh Trúc, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-should-allow-the-restoration-of-bh-cemetary-as-promised-tt-08072015121029.html/zmail.rfa.org-600.jpg/@@images/1f50a270-9dbe-44c8-9f30-bff115ed0975.jpegDân biểu Hoa Kỳ, ông Alan Lowenthal, là người rất quan tâm đến công việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, từng gởi văn thư với 18 chữ ký của đồng viện để yêu cầu Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Mỹ nêu vấn đề  Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa bị bỏ phế với chính quyền Việt Nam.
Vận động trùng tu nghĩa trang
Trong chuyến đi làm việc tại Việt Nam hồi tháng Năm vừa qua, ông đã ghé thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Trở về Mỹ ông đã họp với VAF Sáng Hội Mỹ Việt, là tổ chức đang vận động công cuộc  trùng tu Nghĩa Trang Quân Đợi Biên Hòa bao năm nay, rồi tiếp đó  lại có cuộc họp liên quan khác với VAF và đại sứ Mỹ tại Việt Nam là ông Ted Osius. Trả lời bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện, dân biểu Alan Lowenthal cho biết:

mardi 23 juin 2015

Unforgotten: Phim tài liệu về tù cải tạo Thanh Trúc, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/doc-abt-form-pris-of-war-06042015062923.html/diem-thuy-720.jpg/@@images/3f3f2ba8-3848-45aa-a396-1fa297254d71.jpegĐó là bộ phim tài liệu mang tên Unforgotten, Không Bao Giờ Quên, như một đóng góp nhỏ nhoi nhưng cần thiết vào kho tài liệu về tù binh miền Nam trong những trại tập trung của miền Bắc sau 1975, để những người trong cuộc có thể trình bày những nỗi oan khuất họ phải chịu, và để thế hệ trẻ hiểu được suy nghĩ của cha chú là những người lính buộc phải buông súng với nỗi đau có thể không bao giờ phai nhòa.
Tâm tư và ước muốn
Đó cũng là tâm tư và ước muốn của tác giả bộ phim, nhà văn, nhà báo, người sáng lập kiêm đạo diện của Potbelly Pig Films, cô Diễm Thúy.

jeudi 7 mai 2015

Phóng viên người Mỹ nhớ lại những giây phút cuối của Sài Gòn - Việt Hà, phóng viên RFA

ARI-evacuation.jpgCựu phóng viên Arnold Issacs của tờ Baltimore Sun, Hoa Kỳ nằm trong số làn sóng những phóng viên Mỹ cuối cùng đến Việt Nam để đưa tin về cuộc chiến trong giai đoạn từ 1972 đến 1975. Ông là người đã rời Sài gòn vào ngày 29 tháng 4 cùng với nhiều phóng viên nước ngoài khác.
Nhân kỷ niệm 40 năm kết thúc cuộc chiến Việt Nam, phóng viên Arnold Issacs đã dành cho Việt Hà một cuộc phỏng vấn nhớ lại những năm tháng cuối của Việt Nam cộng hòa và những giây phút cuối của Sài gòn. Trước hết nói về bối cảnh cuộc chiến Việt Nam khi ông bắt đầu nhận nhiệm vụ đến Việt Nam để viết về cuộc chiến, phóng viên Arnold Issacs cho biết:
Vào tháng 6 năm 1972 là khi những cuộc phản công của quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã đang được thành hình. Tôi nhớ không nhầm là vào tháng 4 và tháng 5, Bắc Việt đưa quân vào tấn công và chiếm lấy Quảng Trị. Họ cũng bao vây hai thủ phủ của hai tỉnh khác nhưng vào lúc mà tôi tới thì tình hình đã ổn định hơn và quân miền Nam đã tiến công lại. Đó là giai đoạn của cuộc chiến mà tôi bước vào.

Quân nhân Mỹ gốc Việt chia sẻ nhân ngày 30/4 - Hòa Ái RFA

Hoa-Ai-620.jpgTrong số gần 3000 quân nhân Mỹ gốc Việt hiện nay thì có khoảng 300-400 người trong số họ thuộc thế hệ 1.5, là những người được sinh ra ở VN trong thời gian chiến tranh nhưng lại sinh trưởng ở Hoa Kỳ. Nhân 40 năm ngày chiến tranh VN kết thúc, Hòa Ái có cuộc trao đổi với cựu Trung tá Bộ binh Ross Nguyễn Cao Nguyên để nghe chia sẻ về cuộc đời của ông luôn gắn liền với 2 chữ “chiến tranh”.

Phỏng vấn Giáo Sư Vũ Quốc Thúc, một chính khách phục vụ hai chế độ Cộng hòa - Mặc Lâm

Từ trái Tổng thống Ngô Đình Diệm, Giáo sư Kinh tế Vũ Quốc Thúc và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu Trong 40 năm qua, người Việt lưu lạc khắp nơi trên thế giới với đủ thành phần xã hội trong đó không hiếm những tinh hoa của Miền Nam Việt Nam. Trong chuyên đề Ký ức 40 năm chúng tôi xin giới thiệu Giáo sư Kinh tế Vũ Quốc Thúc, từ năm 1954 cho đến 1975 ông từng là Thống đốc Ngân hàng Quốc gia, Cố vấn phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Đến Đệ nhị Cộng hòa khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chấp chính ông giữ chức Quốc vụ khanh đặc trách kinh tế hậu chiến và là Khoa trưởng của Đại học Luật khoa Sài Gòn trong thập niên 60.

vendredi 24 avril 2015

Ngược đãi sau 30/4 là bi kịch lịch sử - Nam Nguyên, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/discri-after-fall-saigon-04222015080143.html/thuong-phe-binha.jpg/imageĐánh dấu 40 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc, một vấn đề lại được đem ra mổ xẻ, đó là có hay không câu chuyện phân biệt đối xử ngược đãi quân dân cán chính VNCH sau khi miền Bắc thống nhất đất nước và đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Công dân hạng hai trên đất nước mình
Sau khi chiến tranh Quốc-Cộng kết thúc vào ngày 30/4/1975, quân dân cán chính của chế độ VNCH chịu nhiều thống khổ và bị phân biệt đối xử. Tình trạng này chỉ được cải thiện vào cuối thập niên 1980 khi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiến hành đổi mới.

Thành phần thứ ba là ai trong chiến tranh Việt nam? - Kính Hòa, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/who-r-3rd-par-in-vn-war-04202015113739.html/saigon-30-4-75-col.jpg/@@images/8043ca6a-14f5-4e76-9b42-34ddae6aa70c.jpegKhi chiến tranh Việt nam gần kết thúc, người ta có nói đến những người được gọi là Thành phần thứ ba với khả năng đứng ra làm cầu nối cho việc thương lượng kết thúc chiến tranh. Thực sự họ là ai? Giáo sư Nguyễn Văn Trung là người từng được gọi là thuộc Thành phần thứ ba trên công luận tại miền nam trước năm 1975, và hiện nay sống tại Canada. Ông dành cho Kính Hòa cuộc phỏng vấn về câu chuyện này. Đầu tiên ông cho biết về thành phần thứ ba như sau:

Người tị nạn miền Bắc sau chiến tranh - Việt Hà, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/north-refu-aft-war-04232015053228.html/Vietnamese-refugees-in-Hong-Kong-630.jpg/@@images/d4c5c4a2-459a-48ca-94ec-7e31ee1241f6.jpegSau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, không chỉ có làn sóng những người miền Nam rời bỏ quê hương mà còn rất nhiều người ở phía Bắc cũng quyết định ra đi để tìm cho mình một tương lai tốt đẹp hơn ở các nước khác. Nhiều người trong số họ đã bỏ mạng ngoài khơi, có người đã bị cưỡng bức hoặc phải tự nguyện hồi hương, nhưng cũng có người đã may mắn được định cư ở một nước thứ ba.
Sau đây là câu chuyện của hai gia đình phía Bắc với những số phận khác nhau sau khi tìm đường vượt biên vào những năm 80.

Ký giả Dan Southerland với ngày 30 tháng 4 và điệp viên Phạm Xuân Ẩn - Hòa Ái, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/journalist-dan-southerland-recalls-south-vn-ha-04232015110323.html/IMG_1236.JPG/@@images/c9d915df-3e8b-4283-bcfa-5ce7171141a7.jpegKý giả Dan Southerland hiện là Tổng Biên tập đài ACTD. Trong sự nghiệp làm báo của mình, ông Southerland được biết đến như là một phóng viên kỳ cựu về tin tức ở Châu Á. Ông đến Sài Gòn  làm việc hồi năm 1966 để đưa tin về chiến tranh VN trong suốt 9 năm cho đến ngày 30/4/1975. Ký giả Dan Southerland có cuộc trao đổi với Hòa Ái những ghi nhận của ông về VN sau khi chiến tranh chấm dứt 40 năm.