jeudi 24 août 2017

Tiếng hát Lệ Thanh

Vào những thập niên 60 thời còn phòng trà Anh Vũ, Kim Sơn, Hòa Bình ở SG đêm nào cũng có mặt người thư sinh Đỗ Lễ rất yêu tiếng hát của nữ ca sĩ Lệ Thanh. Một ca sĩ có bàn tay không mấy đẹp với sắc vóc trung bình nhưng giọng ca nồng nàn với những nốt vuốt độc đáo mà hình như cho tới bây giờ chưa có người thay thế. Có người cho rằng tiếng hát ca sĩ Xuân Thu hơi giông giống Lệ Thanh, nhưng chỉ giống ở phần láy âm.
NHạc sĩ Đỗ Lễ đã để lòng mình mở rộng đón tiếng hát Lệ Thanh đi sâu vào cõi thầm kín nhất của tình si.Từ tiếng ca chất chứa nỗi lòng tan tác bởi chia ly của người nữ ca sĩ tài hoa này đã dẫn Đỗ Lễ vào bến si mê. Yêu giọng ca, yêu cả con người. khoảng năm 1963 - 1964 cũng là lúc Lệ Thanh lên xe hoa với một người khác. Trước tin này, Đỗ Lễ thất điên bát đảo trong tâm hồn. Anh thường trực tìm đến men rượu để chia sầu nhạc phẩm "Sang Ngang" ra đời trong trạng thái đó với tấm lòng tan nát, ôm mối tình của hai con đường song song không bao giờ gặp nhau.


Sự nghiệp ca hát của nàng tuy chỉ vỏn vẹn có khoảng 10 năm kéo dài từ năm 1955 cho đến khoảng năm 1965, nhưng nàng đã chinh phục được trọn vẹn cảm tình của khán thính giả đương thời. Nàng và Thanh Thuý là 2 ngôi sao ăn khách nhất của các phòng trà và đại nhạc hội, có nguy cơ lấn át các bậc đàn chị như Thái Thanh, Thuý Nga, Ánh Tuyết. Nàng có một chất giọng nghẹt mũi thật đặc biệt, phát ra những âm thanh tựa như người bị nghẹt mũi mà giọng vẫn vang lộng và chắc nịch mê hoặc lòng người. Phong cách trình bày bản nhạc của nàng cũng đặc biệt không kém: nàng không hát liên tục một câu hát mà hay chia câu hát ra làm hai đoạn để ngừng và láy ở giữa câu rồi mới tiếp tục hát cho đến hết câu. Nàng còn láy qua láy lại tiếng cuối của câu hát, tạo nên cảm giác mới lạ cho nhạc phẩm được trình bày. Đang lúc danh vọng lẫy lừng như vậy, nàng bỗng nhiên bỏ nghiệp ca hát và đi lấy chồng, để lại nhiều nuối tiếc trong lòng khách mộ điệu. Từ khi nàng giã từ sân khấu, có nhiều ca sĩ đã bắt chước cách hát đặc biệt của nàng để quyến rũ thính giả như Hà Thanh, Xuân Thu, hoặc Ngọc Lan tại hải ngoại sau này. Ngày 20 tháng 9 năm 1980, nàng có trở lại sân khấu một lần duy nhất trong buổi ra mắt các sáng tác của nhạc sĩ Vy Hùng tại Montreal. Sau đó, nàng có cho thu âm một nhạc phẩm của Vy Hùng để làm kỷ niệm và sau đó được phát hành ra băng nhạc...."
*
*     * 
Tiếng hát Lệ Thanh (Phần 1)

 Ai Lên Xứ Hoa Đào-Hoàng Nguyên
Anh Cho Em Mùa Xuân-Nguyễn Hiền, Kim Tuấn
Anh Nhớ Về Thăm Em-Trần Thiện Thanh
Biệt Kinh Kỳ-Minh Kỳ
Cánh Thiệp Đầu Xuân-Minh Kỳ & Lê Dinh
Chiều-Dương Thiệu Tước, Hồ Dzếnh
Chiều Biên Khu-Tuấn Khanh
Cớ Sao Em Buồn-Vân Tùng
Cung Thương Ngày Cũ-Nguyễn Văn Đông
Đêm Nay Ai Đưa Em Về-Nhật Ngân 
*
*     *
Tiếng hát Lệ Thanh (Phần 2)

Đêm Tái Ngộ-Y Vân
Đừng Lừa Dối Nhau-Y Vân
Đường Tơ Thôi Lưu Luyến-Nguyễn Hiền
Duyên Kiếp-Lam Phương
Gợi Giấc Mơ Xưa-Lê Hoàng Long
Hãy Yêu Tôi-Y Vân
Hoa Nở Về Đêm-Mạnh Phát
Hoàng Hôn Trên Bãi Biển-Y Vân
Lòng Mẹ-Y Vân
*
*     *
Tiếng hát Lệ Thanh (Phần 3)

Mười Năm Chuyện Cũ-Hoài Linh & Huỳnh Lâm
Nàng Xuân Của Tôi-Nguyễn Hữu Thiết
Nếu Vắng Anh-Anh Bằng, thơ Nguyên Sa
Ngày Đó Chúng Mình-Phạm Duy
Người Em Sầu Mộng-Y Vân, thơ Lưu Trọng Lư
Nhìn Những Mùa Thu Đi-Trịnh Công Sơn
Nhớ Một Chiều Xuân-Nguyễn Văn Đông
Nhớ Mùa Hoa Tím- Mạnh Phát
Nhớ Viết Thư Cho Em-Trần Thiện Thanh & Mạnh Phát
*
*     *
Tiếng hát Lệ Thanh (Phần 4) 

Nỗi Buồn Ngày Tháng Cũ-Phạm Mạnh Cương
Quán Chiều-Lan Đài
Rồi Một Ngày-Mạnh Phát
Sắc Hoa Màu Nhớ-Nguyễn Văn Đông
Tà Áo Xanh (Dang Dỡ)-Đoàn Chuẩn & Từ Linh
Tiễn Em (Tiễn Anh)-Phạm Duy, thơ Cung Trầm Tưởng
Tìm Đâu-Nguyễn Hiền
Tình Mẹ (Lòng Mẹ Thương Con)-Lam Phương
Tôi Sẽ Đưa Em Về-Y Vân
Vĩnh Biệt Đại Học-Vy Hùng
*
*     *
Tiếng hát Lệ Thanh (P1) 
*
*     *
Tiếng hát Lệ Thanh (P2)