jeudi 26 novembre 2015

Trách chi người đem thân giúp nước...- Giao Chỉ San Jose

http://www.thongtinducquoc.de/sites/default/files/images/PhoDeDoc%20HoangCoMinh.jpgTrách chi người đem thân giúp nước...
Giao Chỉ, San Jose  mở lại hồ sơ Kháng Chiến
Thế giới đang chuyển động vì cuộc chiến chống khủng bố từ Trung Đông qua Âu Châu đến Mỹ châu. Thế giới Người Việt hải ngoại cũng đang bàn tán về vụ nghi án các nhà báo bị thanh toán 35 năm về trước. Là người lên tiếng đầu tiên về cuốn phim phóng sự Terror in Little Saigon, chúng tôi đã nhận được nhiều câu hỏi tiếp theo. Căn cứ vào sự hiểu biết và nhận định riêng, chúng tôi sẽ lần lượt trả lời. Nhưng trước hết, xin gửi đến quý vị độc giả thân hữu một tài liệu hơn 10 năm trước. Tôi viết về cuốn sách của tác giả Phạm Hoàng Tùng do Đỗ Thông Minh xuất bản. Bài báo này viết để giới thiệu thiên hồi ký của một kháng chiến quân đã đi theo thầy Minh cho đếnnhững giờ phút cuối, bị bắt, bị tù, được trả tự do, đã vượt biên hiện ở bên Cam Bốt. Sách của anh không được Kháng Chiến và Việt Tân sau này nhìn nhận, nhưng tôi vẫn đọc và tổ chức ra mắt tại San JoseNgày xưa khi cô gái hậu phương trách anh trai tiền tuyến, có nhạc sĩ đã khuyên rằng: Trách chi người đem thân giúp nước...

Giám Sát Viên PBS Lên Tiếng Về Phim Terror In Little Saigon

https://vietcongonline.files.wordpress.com/2015/11/1126.jpg?w=350&h=200&crop=1Giám Sát Viên Michael Getler của Hệ thống Truyền Thông Public Broadcasting Service (PBS), người nhận được thư khiếu nại của Phát Ngôn Nhân đảng Việt Tân về tính cách thiên lệch và thiếu đạo đức nghề nghiệp chuyên môn của 2 người thực hiện Richard Rowley và A.C. Thompson, đã trả lời trong một bài viết đăng trên trang blog của PBS ngày 19 tháng 11, 2015.
Sau khi tóm lược nội dung của cuốn phim “Terror In Little Saigon” và sự gây tranh luận sôi nổi trong cộng đồng người Việt về giá trị của nỗ lực này, cùng với dữ kiện trên 500 người thỉnh nguyện tái mở cuộc điều tra về những cái chết, và một thỉnh nguyện khác với trên 1,900 người (cho đến khi đó) kêu gọi PBS điều tra sự chính trực và chuyên môn của phim trên, bức thư đã nêu lại những phần chính yếu của thư ngỏ của đảng Việt Tân khiếu nại và thư ngỏ trả lời của Frontline và ProPublica.

TƯỞNG NHỚ NHẠC SĨ ANH BẰNG (1926-2015)

 

Bộ Mặt Paris Sau Ngày Thứ Sáu 13 - Nguyễn Thị Cỏ May

http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/ngtmns/2015_11_13/friday13.jpgViệt nam kiêng cử các ngày mùng 5, 14, 23 vì vào những ngày này, có tính đi làm việc gì, thì cũng về tay không nếu không bị mất tiền hoặc gặp khó khăn. Cả đi ăn giổ, vể cũng bị đau bụng. Rủi nhiều hơn may.

Người tây phương thì kỵ Thứ Sáu 13. Vậy mà năm nay, dương lịch có tới 3 ngày Thứ Sáu 13: tháng Hai, tháng Ba và tháng Mười Một.

Người Tàu kiêng cử số 4 nên nhà cao từng không có lầu IV. Người Nhựt lại cử số 14 vì số 14 phát âm tiếng nhựt nghe gần như tiếng “chết”.

CS Dùng Tiền Thao Túng Truyền Thông Các Nước - Vi Anh

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEga92YxITp4I_V4aLdJaZ7oN3VaCy9kUFPjeK1yzr4gWVuaXsBTuepDCIYQ5hldByrnaIpSMWStJDKYG3CoQRXJI1yBAQpRFUyFprNO30TWvWIm2qd1q6RKpmsTWQB4YbMT9jPeSJ3WdQc/s320/nguyen+phu+trong+tai+CSIS.jpgNhà báo Mỹ Grey Rushford chuyên viết phóng sự điều tra về chính trị liên quan tới mậu dịch quốc tế, ngày 4 tháng 8 năm 2015, đã đăng trên trang mạng Rushfordreport.com của Ông, một một bài do chính ông viết dưới tiêu đề “How Hanoi Buy Influence in Washington, D.C.”, tạm dịch “Làm thế nào Hà Nội mua ảnh hưởng ở Washington, D.C.?” Nhà báo này tiết lộ CSVN năm 2014 đã gọi là tài trợ cho CSIS Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies, gọi tắt là CSIS) số tiền từ 50.000 USD tới 500.000 USD.

Liveshow Hồ Hoàng Yến 2013 : Lệ Úa

 
Liveshow Hồ Hoàng Yến 2013 : Lệ Úa  
 

Trần Trung Đạo: Nhìn sang Miến Điện, nhìn lại Việt Nam đang thiếu ai?


Nhìn sang Miến Điện, nhìn lại Việt Nam đang thiếu ai?
Bài viết Trần Trung Đạo - Nguyên Khải trình bày
Đài phát thanh ĐÁP LỜI SÔNG NÚI

Vì Em Là Người ViệtNam-Nhạc:Khê Kinh Kha - Tiếng hát:Diệu Hiền

Tưởng niệm Anh Bằng, Người Cuối Ga Khói - Trịnh Thanh Thủy

http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2015/11/12/tn78548the-best-of-anh-bang-tong-hop-1447298432.jpgTôi không biết tình yêu ở một người con trai tuổi mười tám đầu đời cuồng nhiệt như thế nào. Chứ riêng tôi lúc mới mười lăm, trong mắt đã bắt đầu có khói, thì tình yêu tuổi mười tám nếu bị tan vỡ, chắn chắn là một điều kinh khủng lắm. Đã mất tình yêu lại còn cách xa, đứt lìa cuống rốn, nơi chốn đầm đìa tuổi thơ và mật ngọt hoa niên, hẳn ruột gan con người phải buốt đau từng khúc. Tôi nhắc tới sự đau lòng này, chẳng qua vì khi nghe bài hát “Nỗi lòng người đi”, tôi bỗng hình dung được hình ảnh một Anh Bằng trong giòng người chen chúc vo khăn tay, nhầu nước mắt những ngày tản cư thập niên năm tư, năm lăm. Ẩn hiện trong khúc phim đen trắng quay chậm, có dáng chàng thanh niên tay đàn, tay sách, mặt mũi xác xơ, ngơ ngác trông vời tít tắp bóng người con gái mịt mờ xa chân chiều, cuối ga khói.

Người Nhạc Sĩ Của Dân Tộc Việt Nam

http://cothommagazine.com/nhac/AnhBang/TangLeNSAnhBang-Nov212015-16.jpgNhạc sĩ Anh Bằng, tên thật Trần An Bường, sinh năm 1926 tại Nga Điền, Nga Sơn, Thanh Hóa, từ trần ngày 12 tháng 11, 2015 (90–91 tuổi) tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, Ông cùng các nhạc sĩ Lê Dinh và Minh Kỳ thành lập nhóm Lê-Minh-Bằng, mở lớp nhạc, sáng tác nhiều ca khúc. Tại Hoa Ky sau 1975, ông tiếp tục sáng tác, sáng lập Trung Tâm Asia. Ông cũng là vị trưởng lão sáng lập “Câu Lạc Bộ Nghệ Sĩ”, tạo nơi sinh hoạt chung cho giới ca nhạc tài tử. Bài tưởng nhớ vị nhạc sĩ một đời vì âm nhạc được viết bởi Anthony Hưng Cao –tức Cao Minh Hưng- một tác giả từng nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ, và được chính Nhạc sĩ Anh Bằng chọn là người điều hành sinh hoạt Câu lạc bộ Tình Nghệ Sĩ.

Người Việt tại Paris tưởng niệm nạn nhân khủng bố - Tường An, thông tín viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vns-in-paris-remember-victims-of-terrorist-11172015081423.html/tuong-niem-4-620.jpg/imageHơn 60 triệu người dân nước Pháp vẫn chưa thoát khỏi cơn bàng hoàng sau vụ khủng bố vừa qua. Người Việt tại Pháp tỏ tình liên đới với quốc gia mình cư ngụ bằng một buổi tưởng niệm tại nhà hát Bataclan, nơi có số tử vong cao nhất của loạt khủng bộ vừa qua.
Nhà hát Bataclan không còn là một nơi địa điểm để vui chơi, giải trí, mà tại nơi đó, bây giờ là hàng ngàn ngọn nến lập loè, hàng ngàn bó hoa với những lời nhắn gửi cho kẻ ra đi cũng như người ở lại. Có thể nói, cả thế giới đã tụ họp về đây để cùng chia sẻ với nước Pháp nỗi đau vô cùng.

Nhạc sĩ Anh Bằng: “Hãy nói về cuộc đời, khi Tôi không còn nữa...” - Cát Linh, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/musician-anh-bang-passes-away-11132015092217.html/nhac-si-anh-bang-622.jpg/imageDòng nhạc Anh Bằng”

Nền âm nhạc Việt Nam lại thêm một lần khoác chiếc khăn sô, cúi đầu tiễn biệt người nhạc sĩ mà mỗi khi nhắc về Hà Nội, người ta thầm thì ca khúc Nỗi lòng người đi; mỗi khi muốn nói về thân phận người trên con đường đi về bên kia thế giới, người ta hát lên “Khúc Thuỵ du”; mỗi khi nói về lính trận xa nhà, người ta hát lên “Nửa đêm biên giới”... Nói chung, khi nói về nhạc của ông, người ta hay gọi là “dòng nhạc Anh Bằng”.


Tan nát cây vĩ cầm đường phố - Mặc Lâm, biên tập viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/the-crumbs-of-a-street-violin-ml-11142015073043.html/ta-tri-hai-622.jpg/imageNhững năm gần đây mỗi lần Hà Nội hay Sài gòn có biểu tình chống Trung Quốc thì người ta lại thấy xuất hiện một ông già tóc trắng phau thường đi trước đám đông, trên vai luôn tựa một cây vĩ cầm cũ kỹ, kéo những bản nhạc yêu nước bất kể tiếng hô của người biểu tình lấn áp tiếng đàn nhỏ bé hiền lành của ông. Người nhạc sĩ lạ lùng ấy là Tạ Trí Hải, được người biểu tình cũng như hầu hết dân oan biết mặt biết tên, đặt cho cái danh hiệu rất dễ thương “nghệ sĩ đường phố”.


Khủng bố đẫm máu tại Pháp: Từ IS đến CS - Hoàng Trần (Danlambao)

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhQ-VfzJJK4Cbb4GgDfoYQnMqO6sXOfKaycT9cdG6T7K_N6w8RCpTvb2gFypNXR4lsLpzd6Fgk8AgYyMyOuvHpWTJN8Vg0ijCe1dyQ7PmOQ_9FSPsYBnSUgF7UNSJI9rYAn4786dJCuGcSv/s640/download.jpg 
Cảnh sát Pháp giải cứu các nạn nhân của bọn khủng bố tại khu vực gần nhà hát Bataclan. Ảnh: Reuters

Khủng bố - Nỗi đau không chỉ Paris! - Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjY4tlXKK-pIgMXNLPOYEM_Zn6GlyFNepzSItFpRnRZOerA8z3Y_5CpXizJG72y4B_ZyuASNKhjbFv32dJ79BLq3YF7S68vaW4P4tG_BZcjmy92ril97fQ6e3XajapdaeL2nDkCAzeI5rs/s1600/Pari.jpg 
Hiện trường vụ tấn công khủng bố hàng loạt chấn động nước Pháp

Terror In Little Saigon: Phim Tài Liệu Hay Phim Tuyên Truyền? - Dân Việt

Là một người sang Mỹ chưa được 10 năm, tôi không có cơ hội để biết nhiều về cuộc sống của người Việt ở Mỹ trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời tị nạn. Hẳn là có nhiều khó khăn, đau buồn, thương nhớ, uất hận. Bởi vì thế, khi nghe PBS cho phổ biến bộ phim tài liệu “Terror in Little Saigon” do Frontline và ProPublica thực hiện, nhắc lại chuyện của cộng đồng trong khoảng thời gian đó, tôi cũng tò mò đón xem.

Senator Janet Nguyen Reacts to Frontline/ProPublica’s “Terror in Little Saigon” Report

 

Ai đứng đằng sau “Terror in Little Saigon”?

Chính Tony Nguyễn đã cho báo LA Times biết cuốn phim “Enforcing the Silence” đã nhận nguồn tài trợ từ Việt Nam (Nguyen said the film has received strong financial backing from people all over the U.S., Canada and Vietnam).

Ai đứng đằng sau “Terror in Little Saigon”?
Ngọc Lan

NHẠC SĨ ANH BẰNG

http://images.motthegioi.vn/Uploaded/dieulinh/2015_11_13/anh_bangmhze_ZDCD.jpg?width=600&height=360&crop=auto&scale=both 
NHẠC SĨ ANH BẰNG QUA ĐỜI TẠI QUẬN CAM HƯỞNG THỌ 89 TUỔI
Nhạc sĩ Anh Bằng qua đời lúc 9 giờ tối, ngày Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015, tại tư gia ở Orange Hill, Orange, California 

Paris By Night 49 - Chúng Ta Đi Mang Theo Quê Hương

 

'TÔI LÀ NGƯỜI VIET NAM' (PBN99)

http://parisbynightthuynga.weebly.com/uploads/7/7/9/8/7798063/582107_orig.png 

Thư Ngỏ đến Frontline/ProPublica về chương trình “Khủng bố tại Little Saigon”

Ngày 4/11/2105, ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân đảng Việt Tân đã gửi đến tổ chức Frontline và ProPublica một lá thư nhằm yêu cầu điều tra nội bộ về phóng sự “Terror in Little Sai Gon” vì có quá nhiều thiên kiến và những cáo buộc sai lầm.
Sau đây là nguyên văn bản dịch tiếng Việt.
Quý vị có thể xem bản tiếng Anh tại đường dẫn: http://viettan.org/Open-Letter-to-Frontline.html

Trầm Tử Thiêng - Một đời ‘Tưởng Niệm’ - Cát Linh, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/singer-compos-ttthieng-11082015073733.html/Tram-tu-Thieng.jpg/@@images/597bd49d-b548-42fe-aea6-4b31279cf860.jpegCó một người nhạc sĩ mà gia tài âm nhạc ông để lại rất đa dạng và phong phú. Những sáng tác của ông là một mảng ghép giữa cuộc đời, tình yêu, và thân phận. Chúng ta sẽ thấy một Kinh khổ hoàn toàn không có tương quan với Mười năm yêu em. Hay một Mộng sầu sẽ hoàn toàn khác hẳn với Một đời áo mẹ áo em. Đó là cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, tác giả của những ca khúc bất hủ về tình yêu và chiến tranh. Cuối đời mình, ông đã cùng với nhạc sĩ Trúc Hồ viết lên những bản hợp ca oai hùng nói về tình yêu quê hương, nhân loại.

Nước non ngàn dặm ra đi (TN 16)



Xem phim “Nỗi Kinh Hoàng ở Little SaiGon” - Mỹ Dung

Tôi là một độc giả VN. Xin gởi đến quí vị đôi điều suy nghĩ khi xem phim "Nỗi kinh hoàng ở Little Sai Gon".. Mỹ Dung
*
Người bạn hỏi tôi thấy gì qua phim “Nỗi Kinh Hoàng ở Little Sài Gòn”? Có lẽ không chỉ riêng tôi mà bất cứ ai cũng nhìn thấy, điều đầu tiên và rõ nét nhất là sự xúc phạm rất lớn đối với cộng đồng người Việt.

"TERROR IN LITTLE SAI GON": MỘT NỬA SỰ THẬT SẼ GIẾT CHẾT SỰ THẬT ?

#‎CHTB‬ tác giả so sánh giữa việc thông tin trong chiến tranh Việt Nam và thông tin ở Hoa Kỳ đặt ra câu hỏi "Liệu có một bàn tay lông lá nào đang đứng phía sau PBS?"
BÌNH: Hoa Kỳ là một quốc gia tự do câu hỏi có thể được trả lời bằng cách đảng Việt Tân tích cực chỉ thấy họ không dính líu vào khủng bố. Họ cần đưa Phóng viên Thompson, cơ sở truyền thông ProPublica và hệ thống truyền hình PBS ra tòa để xác minh đảng Việt Tân hoàn toàn vô tội. Đã đến lúc này không thể bắt ai tin được. Có tội hay không có tội chỉ có tòa án mới có quyền quyết định.

Giọt Nước Mắt Cho Việt Nam

 

Asia Golden 4 - Khúc Nhạc Tình Quê

 

A.C. Thompson: Mọi bằng chứng đều chỉ về Mặt Trận

Hà Giang/Người Việt
LTS - Trong cảnh cuối của cuốn phim tài liệu “Terror in Little Saigon,” phóng viên A.C. Thompson cả quyết với con trai của nhà báo Nguyễn Ðạm Phong: “Mặt Trận có một đội sát thủ. Tên gọi là K9. Các thành viên của Mặt Trận nói với chúng tôi rằng K9 đã giết cha của em.”
Câu kết khiến người con của nhà báo Nguyễn Ðạm Phong nhìn A.C. Thompson với cặp mắt long lanh biết ơn. Nhưng khẳng định của nhà làm phim khiến một số khán giả cảm thấy thất vọng, hụt hẫng.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/217111-A.C.Thompson-4.jpg 
Phóng viên A.C. Thompson trong một cảnh quay phim “Terror in Little Saigon.” (Hình: ProPublica)

Người xem phim kỳ vọng rằng A.C. Thompson sẽ trưng ra những bằng chứng cụ thể, rõ ràng và thuyết phục, để làm sáng tỏ nghi vấn Mặt Trận là tổ chức đã ra lệnh thủ tiêu một số nhà báo trong thập niên 1980s. Nhưng nhiều người cho rằng trong suốt gần 60 phút chăm chú theo dõi phim, họ không thấy A.C. Thompson đưa ra được chứng cớ nào rõ ràng và thuyết phục đủ, để ông có thể cả quyết rằng Mặt Trận là thủ phạm. Người khác cho rằng các nguồn tin giấu tên không đáng tin cậy. Nhiều người, muốn hiểu rõ hơn về kết luận của A.C. Thompson, đã tìm đọc kỹ tài liệu dài 72 trang, do chính A.C. soạn và cho đi kèm cuộn phim, để tìm chứng cớ rõ ràng và thuyết phục. Nhưng vẫn không thấy có chứng cớ nào đủ mạnh.

Người Việt phỏng vấn phóng viên A.C. Thompson để thảo luận về những nhận định của khán giả và hỏi rõ thêm về những chứng cứ dựa vào đó ông đi đến kết luận của mình.

Dưới đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn.
***
Hà Giang (NV): Chào ông A.C. Thompson, ông làm ký giả cho cơ quan ProPublica được bao lâu rồi? Ông làm việc toàn thời gian với họ hay là một phóng viên độc lập?
A.C. Thompson: Tôi làm việc với ProPublica toàn thời gian từ năm 2008. Và mỗi khi tôi làm phim cho ProPublica thì tôi làm luôn một tài liệu đi kèm cho Frontline.
NV: Vào thập niên 1980, khi những nhà báo người Mỹ gốc Việt bị ám sát, ông đang ở đâu, làm gì?
A.C. Thompson: Lúc ấy tôi là một cậu bé, còn đang học ở vườn trẻ (cười).
NV: Mọi việc xảy ra đã hơn 30 năm rồi, các hồ sơ điều tra cũng đóng lại hơn 15 năm rồi, nguyên do nào khiến ông có ý định làm cuốn phim Terror in Little Saigon trong thời điểm này.
A.C. Thompson: Cách đây mấy năm, tôi đang làm một loạt bài về việc một ký giả ở Oakland bị giết chết, tên của ký giả đó là Chauncey Bailey. Tôi gặp một nhà làm phim trẻ người Việt Nam tên là Tony Nguyễn. Anh ta nói với tôi rằng việc này (ký giả bị giết) xảy ra trong cộng đồng Việt Nam hoài, mà chẳng ai trong làng truyền thông Mỹ quan tâm. Ðiều này khiến tôi bắt đầu suy nghĩ đến việc điều tra về cái chết của những ký giả gốc Việt. Tony Nguyễn sau này cũng hợp tác với tôi trong phim “Terror in Little Saigon.” [Vào năm 2011, Tony Nguyễn đã làm cuốn phim có tên “Enforcing the Silence” nói về việc ký giả Dương Trọng Lâm, 27 tuổi, chủ bút tờ Cái Ðình Làng, bị bắn chết Tháng Bảy, 1981, tại San Francisco, California. Trong cuốn phim này, Tony Nguyễn cũng kết luận rằng Mặt Trận là thủ phạm giết chết Dương Trọng Lâm - NV]
NV: Vai trò của Tony Nguyễn trong phim Terror in Little Saigon là gì?
A.C. Thompson: Anh ta là một trong những nhà sản xuất phim này. [Trả lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt sau đó, Tony Nguyễn xác định là anh cùng làm việc với A.C. Thompson từ những ngày đầu tiên, và đóng vai trò định hình cho cuốn phim - NV]
NV: Trước khi bắt tay vào việc làm phim Terror in Little Saigon, ông có hiểu gì về cuộc chiến Việt Nam, về người tị nạn Việt Nam và về cộng đồng người Mỹ gốc Việt không?
A.C. Thompson: Tôi không hiểu nhiều. Tôi có thân nhân đã phục vụ trong quân đội Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam, và tôi biết về cuộc chiến và những người tị nạn, nhưng không biết nhiều. Tôi đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu và nói chuyện với càng nhiều người càng tốt để hiểu về lịch sử đó.
NV: Ai là người tài trợ để làm cuốn phim này?
A.C. Thompson: Phim này do Frontline tài trợ, và Frontline thì được Corporation for Public Broadcasting (CPB) tài trợ một phần. Tiền của CPB do Quốc Hội Hoa Kỳ cấp.
NV: Ðể được làm phim, ông có phải thuyết phục cấp trên không? Việc thuyết phục có khó khăn không và phải kéo dài bao lâu?
A.C. Thompson: Tôi phải viết bài tường trình, viết email giải thích, trình bày những gì mình có thể làm và không thể làm. Các sếp của tôi ở ProPublica cũng tốn một thời gian khá lâu mới quyết định đây có phải là một dự án họ muốn theo đuổi hay không. Rồi bên Frontline cũng phải đi qua những tiến trình như thế. Nói chung là khá lâu, nhưng tôi không nhớ rõ là bao lâu. Việc này xảy ra cũng hơn hai năm rồi.
NV: Chủ đề chính của ông trong cuốn phim có phải là, lý do duy nhất mà cơ quan FBI sau bao nhiêu năm điều tra vẫn không thể tìm ra chứng cớ rõ ràng và thuyết phục, để xác định thủ phạm, là vì không ai chịu lên tiếng, phải không?
A.C. Thompson: Ðó chắc chắn là một chủ đề, những không phải là chủ đề duy nhất. Một trong những điều mà chúng tôi cố gắng vạch ra là FBI không tìm được người trong cuộc, hay gặp khó khăn phát triển những nguồn tin gần với, hay nằm trong, những sự kiện, có thể có đủ chi tiết để giúp họ đạt kết quả của cuộc điều tra.
NV: Một điều khác hình như ông cũng muốn ám chỉ là, chính phủ Hoa Kỳ, qua nhiều cơ quan khác nhau, như FBI, CIA, Bộ Quốc Phòng, Bộ Tư Pháp, biết rất rõ về hoạt động của Mặt Trận, nhưng hình như ngầm hỗ trợ họ, để yên cho họ gây quỹ để có tiền hoạt động trong chiến khu, phải không?
A.C. Thompson: Hoàn toàn đúng sự thật và không có gì tranh cãi về việc đó cả. Họ được sự hỗ trợ của mọi nơi trong chính phủ. Chúng tôi có một điện tín từ cấp cao của CIA gửi cho nhân viên của họ trong thập niên 1980 cho thấy họ biết rất rõ tổ chức của ông Hoàng Cơ Minh làm gì. Chúng tôi có những lá thư từ Quốc Hội Mỹ, từ Bộ Ngoại Giao, nói với người nhận rằng chúng tôi muốn quý vị hỗ trợ những người này. Chúng tôi có tài liệu cho thấy ông Hoàng Cơ Minh đã gặp gỡ giới chức ngoại giao Hoa Kỳ ở Bangkok. Chúng tôi có điện tín của Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia cho thấy rõ những gì nhóm Hoàng Cơ Minh đang làm, và tôi muốn nói đến việc Mặt Trận muốn xâm nhập Việt Nam từ Thái Lan. Vì vậy, việc chính phủ Hoa Kỳ hồi đó hỗ trợ Mặt Trận không có gì là nghi vấn cả.
NV: Trở lại cuốn phim. Trong khi đội ngũ của FBI trong 15 năm điều tra không thể buộc tội ai vì thiếu chứng cớ, vậy thì ông có thể cho biết trong những điều ông đã khám phá ra trong thời gian hai năm điều tra, chứng cớ nào rõ ràng và thuyết phục nhất đã khiến ông có thể khẳng định rằng K9, một bộ phận của Mặt Trận, đã giết chết, ít nhất là ký giả Nguyễn Ðạm Phong?
A.C. Thompson: Có nhiều yếu tố. Tôi không thể nói một cách xác quyết (conclusively) rằng người nào đó chịu trách nhiệm cho tội ác đó. Tôi chỉ có thể nói là tất cả chứng cớ tôi tìm được đều chỉ về một hướng, chứ không trỏ đến một hướng khác. Và tôi đã xem hàng ngàn và hàng ngàn trang tài liệu của FBI, của cảnh sát, nói chuyện với các thân nhân, và đơn giản không thấy có một manh mối nào cho người nào khác ngoài Mặt Trận chịu trách nhiệm cho những tội ác đó. Con của ký giả Nguyễn Ðạm Phong cho biết ông đã nhận được đe dọa thường xuyên, và theo hiểu biết của chúng tôi, một số thành viên của Mặt Trận đã gặp ký giả Nguyễn Ðạm Phong, tìm cách cho tiền ông để đừng viết những bài chỉ trích họ nữa. Chúng tôi biết rằng họ đã gặp gỡ các thành viên của Mặt trận tại một nhà hàng ở đường Highland Street ở Houston, trước khi ông ta bị giết. Trong cuộc điều tra chúng tôi cũng gặp một người, vốn là thành viên cũ của Mặt Trận. Người này khẳng định là Mặt Trận chịu trách nhiệm cho việc giết hai ký giả đó, Dương Trọng Lâm và Nguyễn Ðạm Phong.
NV: Nhân chứng đó là ai? Tôi xem đi xem lại cuốn phim bốn lần mà không thấy. Tôi có bỏ sót chi tiết nào trong phim không?
A.C. Thompson: Không, người này là một người ẩn danh, và ẩn mặt. Người ấy không xuất hiện trên ống kính, và lúc đó, sau khi chúng tôi nói chuyện với người đó, chúng tôi tổng hợp tất cả những chứng cớ mình đã tìm thấy, những điều người khác nói, thì chúng tôi thấy là nhiều phần Mặt Trận là thủ phạm.
NV: Nếu đây là một nhân chứng ẩn mặt dấu tên, như vậy chúng ta không thể xác định thẩm quyền người ấy cũng như sự đáng tin cậy của họ, và dựa vào lời khai của người này, ông cảm thấy mạnh dạn hơn để đi đến kết luận, thì ông có nghĩ là sự đáng tin cậy của cuốn phim bị giảm đi không?
A.C. Thompson: Vâng, chắc chắn là như vậy. Ðối với bất kỳ phóng viên nào, khi phải lấy tin của một người giấu mặt, giấu tên, thì đó không phải là tình huống lý tưởng. Chúng tôi chấp nhận sự hoài nghi của một số độc giả và khán giả. Ðó là bản chất của sự việc. Nhưng sự thật của vấn đề là, khi bạn đang tường trình câu chuyện về những người bị ám sát và bị khủng bố, thì rất ít người muốn liên lụy đến tội ác, hay dính líu vào để làm lụy đến bản thân. Ðó là lý do tại sao FBI đã gặp khó khăn. Vì thế trong trường hợp này, đối với chúng tôi, khi cân nhắc mọi điều, lời khai của người giấu tên được đánh giá cao.
NV: Câu hỏi cuối của tôi: Nhân chứng Nguyễn Xuân Nghĩa, khi tôi phỏng vấn ông ấy, khẳng định rằng mình không hề nói với ông [A.C. Thompson] rằng bản thân “đã tham gia một buổi họp của Mặt Trận, trong đó các thành viên thảo luận việc ám sát một biên tập viên của một nhật báo nổi tiếng ở Quận Cam.” Xin ông cho biết ý kiến về việc này?
A.C. Thompson: Thật là hay khi ông Nghĩa nói như thế. Chúng tôi nghĩ rằng ông Nghĩa là một người tốt, và là một người rất thông minh, chúng tôi rất thích nói chuyện với ông. Nhưng vấn đề là không chỉ riêng tôi, mà ba người khác, ông Joseph Sexton, ông Cliff Parker, và ông Richard Rowley, đều nghe thấy điều ông ấy nói. Và vì điều ông nói quá quan trọng, nên sau đó, chúng tôi bàn luận với nhau, rồi tôi gọi điện thoại ngay cho sếp của tôi. Ðiều này không phải chỉ một mình tôi nghe thấy.
NV: Lạ thật, ông Nguyễn Xuân Nghĩa nằng nặc nói rằng không hề nói câu đó. Ông khẳng định là không nói câu nào “off the record” cả.
A.C. Thompson: Chúng tôi không bao giờ nói [với ông Nghĩa - NV] là chúng tôi đang “off the record” [thảo luận không ghi xuống và sẽ không được tường trình - NV]. Chúng tôi không nói với ông ấy là chúng tôi sẽ không tường trình những gì ông ấy nói. Chúng tôi chỉ tháo cái microphone ra, tắt đèn của máy ảnh, và rồi câu nói đó bật ra từ ông Nghĩa.
NV: Ông có ghi notes trên giấy không?
A.C. Thompson: Vâng, tôi ghi notes, và tôi nhớ rất rõ vì ngay sau đó chúng tôi thảo luận và gọi điện thoại nói chuyện với cấp trên của tôi, như tôi đã nói lúc nãy. [Ngày hôm sau, cả ba đồng nghiệp của A.C. Thompson, gồm Joseph Sexton, Cliff Parker, và Richard Rowley, đều gửi email cho Người Việt, xác định là ông Nguyễn Xuân Nghĩa có nói với họ như thế. - NV].
NV: Ông còn điều gì muốn trình bày?
A.C. Thompson: Vâng, tôi muốn nhật báo Người Việt chuyển lời xin lỗi của tôi. Tôi thật tình không muốn làm buồn lòng cộng đồng người Việt, không muốn vẽ lên một hình ảnh xấu cho cộng đồng người Việt. Chỉ là chúng tôi rất nóng lòng trong việc tìm công lý cho những ký giả gốc Việt, mà chúng tôi xem là đồng nghiệp, bị giết. Làm việc cùng với chúng tôi còn có những phóng viên người Việt khác, chăm chú đọc scripts, biên tập phim, không phải chỉ có đám phóng viên người Mỹ chúng tôi mà thôi.
NV: Cảm ơn ông.
 


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=217111&zoneid=1 

Hoàng Cơ Định: A.C. Thompson thiếu công tâm

Hà Giang/Người Việt

LTS
- Trong cuốn phim “Terror in Little Saigon,” phóng viên A.C. Thompson ghi lại những điểm chính trong hành trình ông và nhóm phóng viên của Frontline và ProPublica tìm hiểu việc hàng loạt các nhà báo gốc Việt bị giết hại trong thập niên 1980, mà cho đến nay không ai tìm ra thủ phạm, và cơ quan FBI, sau 15 năm điều tra, đã phải đóng hồ sơ, vì không tìm ra đủ chứng cớ khởi tố.

Ông Hoàng Cơ Định. (Hình: Hoàng Cơ Định cung cấp)

Nguyễn Xuân Nghĩa: Chúng ta tiếp tục là nạn nhân của truyền thông Mỹ

Hà Giang/Người Việt

LTS
- Để thực hiện cuốn phim “Terror in Little Saigon,” nhóm phóng viên A.C. Thompson đã mở cuộc điều tra kéo dài hai năm, mong tìm thủ phạm đã giết chết một loạt nhà báo gốc Việt, và làm sáng tỏ nghi vấn cho là Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (Mặt Trận) là tổ chức đứng sau những cái chết này.

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa trong buổi phỏng vấn với nhóm phóng viên của Frontline
khi họ thực hiện phim “Terror in Little Saigon.” (Hình:
www.frontline.org)

Terror in Little Saigon

http://www.propublica.org/images/ngen/gypsy_og_image/20151026-vietnam-trailer-1200x630.jpg 

'Terror in Little Saigon' là phim dở, đầu voi đuôi chuột...

http://www.propublica.org/images/ngen/gypsy_og_image/20151026-vietnam-trailer-1200x630.jpg 

5 năm, 10 năm, và…nghìn năm, thời gian trong những ca khúc tình cũ.- Cát Linh, phóng viên RFA

  
5 năm, 10 năm, và…nghìn năm, thời gian trong những ca khúc tình cũ. 
Cát Linh, phóng viên RFA 

lundi 9 novembre 2015

Tình Thu Xưa

 

Trầm Tử Thiêng - Một đời ‘Tưởng Niệm’ - Cát Linh, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/singer-compos-ttthieng-11082015073733.html/Tram-tu-Thieng.jpg/@@images/597bd49d-b548-42fe-aea6-4b31279cf860.jpegCó một người nhạc sĩ mà gia tài âm nhạc ông để lại rất đa dạng và phong phú. Những sáng tác của ông là một mảng ghép giữa cuộc đời, tình yêu, và thân phận. Chúng ta sẽ thấy một Kinh khổ hoàn toàn không có tương quan với Mười năm yêu em. Hay một Mộng sầu sẽ hoàn toàn khác hẳn với Một đời áo mẹ áo em. Đó là cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, tác giả của những ca khúc bất hủ về tình yêu và chiến tranh. Cuối đời mình, ông đã cùng với nhạc sĩ Trúc Hồ viết lên những bản hợp ca oai hùng nói về tình yêu quê hương, nhân loại.

Nước non ngàn dặm ra đi (TN 16)



Xem phim “Nỗi Kinh Hoàng ở Little SaiGon” - Mỹ Dung

Tôi là một độc giả VN. Xin gởi đến quí vị đôi điều suy nghĩ khi xem phim "Nỗi kinh hoàng ở Little Sai Gon".. Mỹ Dung
*
Người bạn hỏi tôi thấy gì qua phim “Nỗi Kinh Hoàng ở Little Sài Gòn”? Có lẽ không chỉ riêng tôi mà bất cứ ai cũng nhìn thấy, điều đầu tiên và rõ nét nhất là sự xúc phạm rất lớn đối với cộng đồng người Việt.

"TERROR IN LITTLE SAI GON": MỘT NỬA SỰ THẬT SẼ GIẾT CHẾT SỰ THẬT ?

#‎CHTB‬ tác giả so sánh giữa việc thông tin trong chiến tranh Việt Nam và thông tin ở Hoa Kỳ đặt ra câu hỏi "Liệu có một bàn tay lông lá nào đang đứng phía sau PBS?"
BÌNH: Hoa Kỳ là một quốc gia tự do câu hỏi có thể được trả lời bằng cách đảng Việt Tân tích cực chỉ thấy họ không dính líu vào khủng bố. Họ cần đưa Phóng viên Thompson, cơ sở truyền thông ProPublica và hệ thống truyền hình PBS ra tòa để xác minh đảng Việt Tân hoàn toàn vô tội. Đã đến lúc này không thể bắt ai tin được. Có tội hay không có tội chỉ có tòa án mới có quyền quyết định.

Giọt Nước Mắt Cho Việt Nam

 

Asia Golden 4 - Khúc Nhạc Tình Quê

 

A.C. Thompson: Mọi bằng chứng đều chỉ về Mặt Trận

Hà Giang/Người Việt
LTS - Trong cảnh cuối của cuốn phim tài liệu “Terror in Little Saigon,” phóng viên A.C. Thompson cả quyết với con trai của nhà báo Nguyễn Ðạm Phong: “Mặt Trận có một đội sát thủ. Tên gọi là K9. Các thành viên của Mặt Trận nói với chúng tôi rằng K9 đã giết cha của em.”
Câu kết khiến người con của nhà báo Nguyễn Ðạm Phong nhìn A.C. Thompson với cặp mắt long lanh biết ơn. Nhưng khẳng định của nhà làm phim khiến một số khán giả cảm thấy thất vọng, hụt hẫng.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/217111-A.C.Thompson-4.jpg 
Phóng viên A.C. Thompson trong một cảnh quay phim “Terror in Little Saigon.” (Hình: ProPublica)

Người xem phim kỳ vọng rằng A.C. Thompson sẽ trưng ra những bằng chứng cụ thể, rõ ràng và thuyết phục, để làm sáng tỏ nghi vấn Mặt Trận là tổ chức đã ra lệnh thủ tiêu một số nhà báo trong thập niên 1980s. Nhưng nhiều người cho rằng trong suốt gần 60 phút chăm chú theo dõi phim, họ không thấy A.C. Thompson đưa ra được chứng cớ nào rõ ràng và thuyết phục đủ, để ông có thể cả quyết rằng Mặt Trận là thủ phạm. Người khác cho rằng các nguồn tin giấu tên không đáng tin cậy. Nhiều người, muốn hiểu rõ hơn về kết luận của A.C. Thompson, đã tìm đọc kỹ tài liệu dài 72 trang, do chính A.C. soạn và cho đi kèm cuộn phim, để tìm chứng cớ rõ ràng và thuyết phục. Nhưng vẫn không thấy có chứng cớ nào đủ mạnh.

Người Việt phỏng vấn phóng viên A.C. Thompson để thảo luận về những nhận định của khán giả và hỏi rõ thêm về những chứng cứ dựa vào đó ông đi đến kết luận của mình.

Dưới đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn.
***
Hà Giang (NV): Chào ông A.C. Thompson, ông làm ký giả cho cơ quan ProPublica được bao lâu rồi? Ông làm việc toàn thời gian với họ hay là một phóng viên độc lập?
A.C. Thompson: Tôi làm việc với ProPublica toàn thời gian từ năm 2008. Và mỗi khi tôi làm phim cho ProPublica thì tôi làm luôn một tài liệu đi kèm cho Frontline.
NV: Vào thập niên 1980, khi những nhà báo người Mỹ gốc Việt bị ám sát, ông đang ở đâu, làm gì?
A.C. Thompson: Lúc ấy tôi là một cậu bé, còn đang học ở vườn trẻ (cười).
NV: Mọi việc xảy ra đã hơn 30 năm rồi, các hồ sơ điều tra cũng đóng lại hơn 15 năm rồi, nguyên do nào khiến ông có ý định làm cuốn phim Terror in Little Saigon trong thời điểm này.
A.C. Thompson: Cách đây mấy năm, tôi đang làm một loạt bài về việc một ký giả ở Oakland bị giết chết, tên của ký giả đó là Chauncey Bailey. Tôi gặp một nhà làm phim trẻ người Việt Nam tên là Tony Nguyễn. Anh ta nói với tôi rằng việc này (ký giả bị giết) xảy ra trong cộng đồng Việt Nam hoài, mà chẳng ai trong làng truyền thông Mỹ quan tâm. Ðiều này khiến tôi bắt đầu suy nghĩ đến việc điều tra về cái chết của những ký giả gốc Việt. Tony Nguyễn sau này cũng hợp tác với tôi trong phim “Terror in Little Saigon.” [Vào năm 2011, Tony Nguyễn đã làm cuốn phim có tên “Enforcing the Silence” nói về việc ký giả Dương Trọng Lâm, 27 tuổi, chủ bút tờ Cái Ðình Làng, bị bắn chết Tháng Bảy, 1981, tại San Francisco, California. Trong cuốn phim này, Tony Nguyễn cũng kết luận rằng Mặt Trận là thủ phạm giết chết Dương Trọng Lâm - NV]
NV: Vai trò của Tony Nguyễn trong phim Terror in Little Saigon là gì?
A.C. Thompson: Anh ta là một trong những nhà sản xuất phim này. [Trả lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt sau đó, Tony Nguyễn xác định là anh cùng làm việc với A.C. Thompson từ những ngày đầu tiên, và đóng vai trò định hình cho cuốn phim - NV]
NV: Trước khi bắt tay vào việc làm phim Terror in Little Saigon, ông có hiểu gì về cuộc chiến Việt Nam, về người tị nạn Việt Nam và về cộng đồng người Mỹ gốc Việt không?
A.C. Thompson: Tôi không hiểu nhiều. Tôi có thân nhân đã phục vụ trong quân đội Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam, và tôi biết về cuộc chiến và những người tị nạn, nhưng không biết nhiều. Tôi đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu và nói chuyện với càng nhiều người càng tốt để hiểu về lịch sử đó.
NV: Ai là người tài trợ để làm cuốn phim này?
A.C. Thompson: Phim này do Frontline tài trợ, và Frontline thì được Corporation for Public Broadcasting (CPB) tài trợ một phần. Tiền của CPB do Quốc Hội Hoa Kỳ cấp.
NV: Ðể được làm phim, ông có phải thuyết phục cấp trên không? Việc thuyết phục có khó khăn không và phải kéo dài bao lâu?
A.C. Thompson: Tôi phải viết bài tường trình, viết email giải thích, trình bày những gì mình có thể làm và không thể làm. Các sếp của tôi ở ProPublica cũng tốn một thời gian khá lâu mới quyết định đây có phải là một dự án họ muốn theo đuổi hay không. Rồi bên Frontline cũng phải đi qua những tiến trình như thế. Nói chung là khá lâu, nhưng tôi không nhớ rõ là bao lâu. Việc này xảy ra cũng hơn hai năm rồi.
NV: Chủ đề chính của ông trong cuốn phim có phải là, lý do duy nhất mà cơ quan FBI sau bao nhiêu năm điều tra vẫn không thể tìm ra chứng cớ rõ ràng và thuyết phục, để xác định thủ phạm, là vì không ai chịu lên tiếng, phải không?
A.C. Thompson: Ðó chắc chắn là một chủ đề, những không phải là chủ đề duy nhất. Một trong những điều mà chúng tôi cố gắng vạch ra là FBI không tìm được người trong cuộc, hay gặp khó khăn phát triển những nguồn tin gần với, hay nằm trong, những sự kiện, có thể có đủ chi tiết để giúp họ đạt kết quả của cuộc điều tra.
NV: Một điều khác hình như ông cũng muốn ám chỉ là, chính phủ Hoa Kỳ, qua nhiều cơ quan khác nhau, như FBI, CIA, Bộ Quốc Phòng, Bộ Tư Pháp, biết rất rõ về hoạt động của Mặt Trận, nhưng hình như ngầm hỗ trợ họ, để yên cho họ gây quỹ để có tiền hoạt động trong chiến khu, phải không?
A.C. Thompson: Hoàn toàn đúng sự thật và không có gì tranh cãi về việc đó cả. Họ được sự hỗ trợ của mọi nơi trong chính phủ. Chúng tôi có một điện tín từ cấp cao của CIA gửi cho nhân viên của họ trong thập niên 1980 cho thấy họ biết rất rõ tổ chức của ông Hoàng Cơ Minh làm gì. Chúng tôi có những lá thư từ Quốc Hội Mỹ, từ Bộ Ngoại Giao, nói với người nhận rằng chúng tôi muốn quý vị hỗ trợ những người này. Chúng tôi có tài liệu cho thấy ông Hoàng Cơ Minh đã gặp gỡ giới chức ngoại giao Hoa Kỳ ở Bangkok. Chúng tôi có điện tín của Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia cho thấy rõ những gì nhóm Hoàng Cơ Minh đang làm, và tôi muốn nói đến việc Mặt Trận muốn xâm nhập Việt Nam từ Thái Lan. Vì vậy, việc chính phủ Hoa Kỳ hồi đó hỗ trợ Mặt Trận không có gì là nghi vấn cả.
NV: Trở lại cuốn phim. Trong khi đội ngũ của FBI trong 15 năm điều tra không thể buộc tội ai vì thiếu chứng cớ, vậy thì ông có thể cho biết trong những điều ông đã khám phá ra trong thời gian hai năm điều tra, chứng cớ nào rõ ràng và thuyết phục nhất đã khiến ông có thể khẳng định rằng K9, một bộ phận của Mặt Trận, đã giết chết, ít nhất là ký giả Nguyễn Ðạm Phong?
A.C. Thompson: Có nhiều yếu tố. Tôi không thể nói một cách xác quyết (conclusively) rằng người nào đó chịu trách nhiệm cho tội ác đó. Tôi chỉ có thể nói là tất cả chứng cớ tôi tìm được đều chỉ về một hướng, chứ không trỏ đến một hướng khác. Và tôi đã xem hàng ngàn và hàng ngàn trang tài liệu của FBI, của cảnh sát, nói chuyện với các thân nhân, và đơn giản không thấy có một manh mối nào cho người nào khác ngoài Mặt Trận chịu trách nhiệm cho những tội ác đó. Con của ký giả Nguyễn Ðạm Phong cho biết ông đã nhận được đe dọa thường xuyên, và theo hiểu biết của chúng tôi, một số thành viên của Mặt Trận đã gặp ký giả Nguyễn Ðạm Phong, tìm cách cho tiền ông để đừng viết những bài chỉ trích họ nữa. Chúng tôi biết rằng họ đã gặp gỡ các thành viên của Mặt trận tại một nhà hàng ở đường Highland Street ở Houston, trước khi ông ta bị giết. Trong cuộc điều tra chúng tôi cũng gặp một người, vốn là thành viên cũ của Mặt Trận. Người này khẳng định là Mặt Trận chịu trách nhiệm cho việc giết hai ký giả đó, Dương Trọng Lâm và Nguyễn Ðạm Phong.
NV: Nhân chứng đó là ai? Tôi xem đi xem lại cuốn phim bốn lần mà không thấy. Tôi có bỏ sót chi tiết nào trong phim không?
A.C. Thompson: Không, người này là một người ẩn danh, và ẩn mặt. Người ấy không xuất hiện trên ống kính, và lúc đó, sau khi chúng tôi nói chuyện với người đó, chúng tôi tổng hợp tất cả những chứng cớ mình đã tìm thấy, những điều người khác nói, thì chúng tôi thấy là nhiều phần Mặt Trận là thủ phạm.
NV: Nếu đây là một nhân chứng ẩn mặt dấu tên, như vậy chúng ta không thể xác định thẩm quyền người ấy cũng như sự đáng tin cậy của họ, và dựa vào lời khai của người này, ông cảm thấy mạnh dạn hơn để đi đến kết luận, thì ông có nghĩ là sự đáng tin cậy của cuốn phim bị giảm đi không?
A.C. Thompson: Vâng, chắc chắn là như vậy. Ðối với bất kỳ phóng viên nào, khi phải lấy tin của một người giấu mặt, giấu tên, thì đó không phải là tình huống lý tưởng. Chúng tôi chấp nhận sự hoài nghi của một số độc giả và khán giả. Ðó là bản chất của sự việc. Nhưng sự thật của vấn đề là, khi bạn đang tường trình câu chuyện về những người bị ám sát và bị khủng bố, thì rất ít người muốn liên lụy đến tội ác, hay dính líu vào để làm lụy đến bản thân. Ðó là lý do tại sao FBI đã gặp khó khăn. Vì thế trong trường hợp này, đối với chúng tôi, khi cân nhắc mọi điều, lời khai của người giấu tên được đánh giá cao.
NV: Câu hỏi cuối của tôi: Nhân chứng Nguyễn Xuân Nghĩa, khi tôi phỏng vấn ông ấy, khẳng định rằng mình không hề nói với ông [A.C. Thompson] rằng bản thân “đã tham gia một buổi họp của Mặt Trận, trong đó các thành viên thảo luận việc ám sát một biên tập viên của một nhật báo nổi tiếng ở Quận Cam.” Xin ông cho biết ý kiến về việc này?
A.C. Thompson: Thật là hay khi ông Nghĩa nói như thế. Chúng tôi nghĩ rằng ông Nghĩa là một người tốt, và là một người rất thông minh, chúng tôi rất thích nói chuyện với ông. Nhưng vấn đề là không chỉ riêng tôi, mà ba người khác, ông Joseph Sexton, ông Cliff Parker, và ông Richard Rowley, đều nghe thấy điều ông ấy nói. Và vì điều ông nói quá quan trọng, nên sau đó, chúng tôi bàn luận với nhau, rồi tôi gọi điện thoại ngay cho sếp của tôi. Ðiều này không phải chỉ một mình tôi nghe thấy.
NV: Lạ thật, ông Nguyễn Xuân Nghĩa nằng nặc nói rằng không hề nói câu đó. Ông khẳng định là không nói câu nào “off the record” cả.
A.C. Thompson: Chúng tôi không bao giờ nói [với ông Nghĩa - NV] là chúng tôi đang “off the record” [thảo luận không ghi xuống và sẽ không được tường trình - NV]. Chúng tôi không nói với ông ấy là chúng tôi sẽ không tường trình những gì ông ấy nói. Chúng tôi chỉ tháo cái microphone ra, tắt đèn của máy ảnh, và rồi câu nói đó bật ra từ ông Nghĩa.
NV: Ông có ghi notes trên giấy không?
A.C. Thompson: Vâng, tôi ghi notes, và tôi nhớ rất rõ vì ngay sau đó chúng tôi thảo luận và gọi điện thoại nói chuyện với cấp trên của tôi, như tôi đã nói lúc nãy. [Ngày hôm sau, cả ba đồng nghiệp của A.C. Thompson, gồm Joseph Sexton, Cliff Parker, và Richard Rowley, đều gửi email cho Người Việt, xác định là ông Nguyễn Xuân Nghĩa có nói với họ như thế. - NV].
NV: Ông còn điều gì muốn trình bày?
A.C. Thompson: Vâng, tôi muốn nhật báo Người Việt chuyển lời xin lỗi của tôi. Tôi thật tình không muốn làm buồn lòng cộng đồng người Việt, không muốn vẽ lên một hình ảnh xấu cho cộng đồng người Việt. Chỉ là chúng tôi rất nóng lòng trong việc tìm công lý cho những ký giả gốc Việt, mà chúng tôi xem là đồng nghiệp, bị giết. Làm việc cùng với chúng tôi còn có những phóng viên người Việt khác, chăm chú đọc scripts, biên tập phim, không phải chỉ có đám phóng viên người Mỹ chúng tôi mà thôi.
NV: Cảm ơn ông.
 


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=217111&zoneid=1 

Hoàng Cơ Định: A.C. Thompson thiếu công tâm

Hà Giang/Người Việt

LTS
- Trong cuốn phim “Terror in Little Saigon,” phóng viên A.C. Thompson ghi lại những điểm chính trong hành trình ông và nhóm phóng viên của Frontline và ProPublica tìm hiểu việc hàng loạt các nhà báo gốc Việt bị giết hại trong thập niên 1980, mà cho đến nay không ai tìm ra thủ phạm, và cơ quan FBI, sau 15 năm điều tra, đã phải đóng hồ sơ, vì không tìm ra đủ chứng cớ khởi tố.

Ông Hoàng Cơ Định. (Hình: Hoàng Cơ Định cung cấp)

Nguyễn Xuân Nghĩa: Chúng ta tiếp tục là nạn nhân của truyền thông Mỹ

Hà Giang/Người Việt

LTS
- Để thực hiện cuốn phim “Terror in Little Saigon,” nhóm phóng viên A.C. Thompson đã mở cuộc điều tra kéo dài hai năm, mong tìm thủ phạm đã giết chết một loạt nhà báo gốc Việt, và làm sáng tỏ nghi vấn cho là Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (Mặt Trận) là tổ chức đứng sau những cái chết này.

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa trong buổi phỏng vấn với nhóm phóng viên của Frontline
khi họ thực hiện phim “Terror in Little Saigon.” (Hình:
www.frontline.org)

Terror in Little Saigon

http://www.propublica.org/images/ngen/gypsy_og_image/20151026-vietnam-trailer-1200x630.jpg 

'Terror in Little Saigon' là phim dở, đầu voi đuôi chuột...

http://www.propublica.org/images/ngen/gypsy_og_image/20151026-vietnam-trailer-1200x630.jpg 

5 năm, 10 năm, và…nghìn năm, thời gian trong những ca khúc tình cũ.- Cát Linh, phóng viên RFA

  
5 năm, 10 năm, và…nghìn năm, thời gian trong những ca khúc tình cũ. 
Cát Linh, phóng viên RFA 

dimanche 1 novembre 2015

Tự do báo chí của miền Nam VN trước 1975 - Mặc Lâm, biên tập viên RFA


  
Tự do báo chí của miền Nam VN trước 1975 
Mặc Lâm, biên tập viên RFA 

Tại sao phải giết Tổng thống Ngô Đình Diệm? - Mặc Lâm, biên tập viên RFA

  
Tại sao phải giết Tổng thống Ngô Đình Diệm? 
Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Asia Golden 4 - Khúc Nhạc Tình Quê

 

Anh Quốc trở mặt với Hoa Kỳ?

Đến nay, chính quyền Mỹ tin rằng những nhà lãnh đạo của Anh đã đổi ý khi muốn có một mối quan hệ tốt đẹp đối với Trung Quốc. Việc kết thân với Trung Quốc cũng giống như Anh đang theo đuổi một canh bạc lớn, được ăn cả, ngã về không.
http://baocalitoday.com/userfiles/image/News_Pictures/2015/10-27-2015_Cali_Wed/greeting.jpgCali Today News - Trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm nước Anh và hứa sẽ đầu tư lớn tại đây, cụm từ "khấu đầu - kowtow" chắc hẳn đã được nghe nhiều trên quốc tế. Theo định nghĩa của từ điển Oxford thì "kowtow" là một hành động quỳ lạy dùng trong thờ phượng hoặc thể hiện sự kính trọng và sẵn sàng phục tùng mệnh lệnh của một người bậc dưới đối với những người có địa vị cao hơn mình. Tất cả những ý nghĩa trên đều có thể dùng để nói về chuyến thăm của ông Tập tại Anh Quốc mới đây.


VINH DANH CỜ VÀNG

Sự khác biệt của chữ “Yêu nước” (Đặng Chí Hùng)

http://lasvegasbao.com/hinh%20anh/GIF%20VNCH%20FLAG.gifNền cộng hòa tại Miền Nam Miền Nam được hình thành và phát triển qua hai thời kỳ và kết thúc khi bị CSVN cưỡng chiếm, hay nói chính xác là cướp đoạt vào ngày 30/4/1975. Ngày đó là dấu mốc của một quá trình đau thương cho cả dân tộc. Mặc cho hai nền Cộng hòa tại Việt Nam đã cố gắng đem lại hòa bình, no ấm, phồn vinh cho cả một nửa đất nước. Nhân dịp ngày giỗ của Cựu tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm, người đã khai sinh là nền đệ Nhất cộng hòa tạo đà cho sự phát triển của đệ Nhị sau này, bình ổn xã hội và kinh tế, chính trị vv..thật xuất sắc. Những thành tựu đó đã được nêu cuốn 1 và cuốn 2 “Những sự thật cần phải biết”. Trong bài viết này, không đề cập đến những thành tựu đó. Cũng không nói đến cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm cùng bào đệ Ngô Đình Nhu. Bài này cũng không phân tích những điều còn thiếu xót của cựu Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong bài này chỉ đơn giản nói đến chữ “Yêu nước” của VNCH mà cụ thể là đệ nhất Cộng Hòa với khái niệm của cộng sản Việt Nam.

Rách Rưới Mảnh Hồn Thu - Trần Văn Lương

http://thanhdoandanang.org.vn/uploads/1170650_641813352505273_129387759_n.jpg 

Người vợ của Bùi Giáng


http://nld.vcmedia.vn/images/uploaded/nvhung/2009/02/01/11-bui-giang.jpgĐọc thơ Bùi Giáng, người ta nghĩ ông chỉ có những tình yêu viễn mộng. Ít ai biết ông đã có một người vợ đẹp và những bài thơ tình hay nhất của ông là dành cho vợ. Người phụ nữ ấy chỉ sống với ông trên đời có 3 năm.
Tháng 7.2012, tôi trở lại thăm quê nhà ông – làng Thanh Châu (xã Duy Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam). Ghé thăm nhà thờ tộc Bùi, được người phụ nữ chăm lo hương khói nơi đây cho xem gia phả của tộc. Qua câu chuyện, tôi khẳng định một điều mới mẻ: Nhà thơ Bùi Giáng đã có vợ. Hình tượng của bà và tình thương yêu, tiếc nuối ông dành cho bà là nội dung chủ đạo trong 4 tập thơ của ông: Mưa nguồn, Lá hoa cồn, Ngàn thu rớt hột và Màu hoa trên ngàn (in tại Sài Gòn từ năm 1962 – 1964).

Ung thư, kẻ nội thù - Giao Chỉ, San Jose

https://vietbao.com/images/file/n7UDS8zc0ggBAMhO/ung-thu-nam-40.jpgVào buổi trưa thứ năm giữa tháng 10/2015  cô luật sư Jenny Đỗ đứng trước bức tường hình ảnh tù cải tạo tại Việt Museum để TV Dân Sinh phỏng vấn. Dung mạo rất trang nhã và bình tĩnh, người bệnh ung thư ở giai đoạn hiểm nghèo nhất, 49 tuổi vẫn vui vẻ trả lời các câu hỏi.
     Cô kể lại thời thơ ấu Sài Gòn gia đình ở bên chùa. Nhà trong hẻm, muốn ra đường phố phải đi qua chùa. Tuổi thơ sống trong nhang khói pha mùi hương khuynh diệp.  Chín năm cô gái lai sống  với Việt Nam Cộng Hòa. Tiếp theo là 9 năm với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Cô sống trọn vẹn suốt thời kỳ bao cấp rồi ra đi trước khi đổi mới. Cô nói về sinh hoạt cộng đồng tại Hoa Kỳ. Về cuộc đời con lai làm cho sở xã hội, làm cho sở cảnh sát, đi học, ra luật sư và mở văn phòng. Tay phải làm luật sư, tay trái làm việc xã hội. Nhưng không phải công việc xã hội tại Mỹ. Cô lo việc xã hội lầm than của trẻ em, thiếu nữ tại Việt Nam. Tổ chức bạn của Huế ra đời. Mở trung tâm sinh hoạt cộng đồng tại Huế để nuôi những đứa con Việt Nam bất hạnh.