lundi 30 mars 2015

Trần Trung Đạo: Nhìn lại chiến tranh

Thỉnh thoảng tôi đọc trong Internet một vài lá thư có nội dung bày tỏ thái độ không đồng ý của người viết đối với số chính sách của đảng và nhà nước, được gởi ra từ trong nước. Các tác giả của những lá thư đó tuy khác nhau ở tên họ, địa chỉ, nhưng chung dưới một tên gọi là "các cựu chiến binh lão thành".

Những lá thư như thế chắc không phải được viết bằng máy vi tính hiện đại như tôi đang sử dụng mà có lẽ bằng những cây viết có ruột cao su mềm, bơm mực bằng tay được cất giữ kỹ lưỡng từ lâu lắm. Nhìn vào tên tuổi và chức vụ, tôi biết các cụ thuộc thế hệ Điện Biên và không ít là người của thời mùa thu 1945 còn lại. Địa chỉ của các cụ tuy khác nhau nhưng giống như lá thư tập thể, phần đông sống trong các khu nhà cũng có tên chung là Khu Tập Thể.

vendredi 27 mars 2015

Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần: NGỦ HỔ TƯỚNG QUÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA

Vợ Lính Thời Chinh Chiến...





Lời Giới Thiệu (Giao Chỉ - San Jose): Tác giả bài viết này là một phụ nữ sinh trưởng ở Bàu Trai, miền Đông Nam Phần. Đây là một địa danh mà các quân nhân từng hành quân ở vùng 3 chiến thuật đều quen biết. Từ câu chuyện tình đơn sơ, một thiếu nữ hiền lành trở thành người vợ lính thời chiến. Đời sống gia binh, người chồng chuẩn bị đi hành quân, tiếng khóc của góa phụ nhà kế bên, tiếng xe Jeep của chàng trở về chạy trên sân sỏi, tiếng súng đêm đêm vọng lại, những lần từ biệt vội vàng, các chuyến về thăm nhà bất chợt giữa các trận đánh. Người vợ lính với 20 năm khắc khoải, hạnh phúc đếm từng ngày để đến lúc tan hàng lại tiếp tục lo cho chồng đi cải tạo. Chúng ta đã từng đọc các trang sử chiến tranh của nam nhi thời binh lửa. Bây giờ xin một lần đọc để thông cảm cho những giọt lệ của phụ nữ VN trong vai trò vợ lính thời chinh chiến.

40 năm nhìn lại Chiến dịch Di tản trẻ em năm 1975

http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/aolnpvp/2015_03_04/Zing_Babylift_1.jpgNgọc Nguyễn (Danlambao) 
Dẫn nhập: Bối cảnh Chiến dịch Di tản trẻ em
Bốn mươi năm về trước, trong những ngày của tháng tư 1975 hỗn loạn trước cuộc xâm lăng của Cộng sản Bắc Việt, tại Sài Gòn, những cuộc di tản các em mồ côi khỏi Việt Nam được thực hiện khẩn cấp chỉ diễn ra trong vòng 3 tuần lễ qua Chương trình mang tên “Operation Babylift” (tạm dịch “Chiến dịch Di tản trẻ em”) do tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford ký ban hành.

jeudi 26 mars 2015

Hải quân thiếu tá Vương Thế Tuấn: 40 năm nhớ lại "Địa Ngục" và "Thiên Đàng"

  
Hải quân thiếu tá Vương Thế Tuấn: 40 năm nhớ lại "Địa Ngục" và "Thiên Đàng" (Phần 1)

Gió Tháng Ba, Bão Tháng Tư - Tôn Nữ Thu Dung

Bài viết là hồi ức của một cô học trò viết văn tại miền Nam tự đào hố chôn những bài viết, những cuốn sách, ước mơ và hoài bão của mình. Trước tháng Tư 1975, tại Sài Gòn, cô từng cộng tác với tần báo Tuổi Ngọc và là một trong những cây bút học trò được bạn đọc yêu mến. Sau 35 năm ở lại trong nước, mãi tới đầu thập niên thứ hai của thế kỷ 21, tác giả mới sang định cư tại Hoa Kỳ và hiện là cư dân San Dimas, California. Với bài "Chuyện Cổ Tích Không Phải Cho Bé Thơ", tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt, Viết Về Nước Mỹ 2013.




VÙNG 4 CHIẾN THUẬT, NHỮNG NGÀY CUỐI THÁNG TƯ 75 - Nguyễn Bá Trang

Tháng 9 năm 1974, tôi từ Bộ Tư Lệnh Hạm Đội, Sài Gòn được lệnh đến nhận việc tại Lực Lượng Thủy Bộ đóng bản doanh tại Trà Nóc, Cần Thơ. Bản đồ trận liệt của bạn tại Vùng 4 Chiến Thuật cho thấy Quân Đoàn 4 lúc bấy giờ còn đủ 3 Sư Đoàn 7, 9, 21, và một Bộ Tư Lệnh Đặc Nhiệm 44. Ngoài ra còn có Sư Đoàn 4 Không Quân tại Trà Nóc, cộng một số đơn vị chiến thuật  tăng phái từ Bộ Tổng Tham Mưu. Về Hải Quân thì có các Bộ Tư Lệnh Vùng 4 Sông Ngòi tại Cần Thơ, Vùng 4 Duyên Hải tại An Thới, Phú Quốc, Vùng 5 Duyên Hải tại Năm Căn và Lực Lượng Thủy Bộ tại Trà Nóc. Sĩ quan Hải Quân thâm niên hiện diện trong toàn vùng là Phó Đề Đốc, đang giữ chức Tư Lệnh Vùng 4 Sông Ngòi. Đây là một sĩ quan tài đức anh em trong quân chủng đều biết tiếng và ngưỡng mộ. 






VỊ QUỐC VONG THÂN

  
Vinh Danh Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn 
Tác giả Phạm Phong Dinh - Thanh Phương Diễn đọc 

dimanche 22 mars 2015

40 Năm Quốc Hận 30-4 (1975-2015)

https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQ-OX98Rma5lTdTLvcmRY_qq1aKu-e9OkL2hJoHBunTUZgQzjFKpg 

  
Miền Nam Những Ngày Tháng Sau 30-4-1975 (P1) 

NHỮNG CÂU HỎI KHÔNG THỂ GIẢI ĐÁP (Đặng Chí Hùng)

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhcMLdCtLQGi_NrzzzXAt8cLn4adYcH8133mYW5c9chGlY_8Pz3xryTzTJZGqbTiDN8VfJg1mFVZxpBtO0oBea15lj130dCn-9vb9bLUMFFtq-QP9-rJ91HJJL1fqZKM3dTGH8YVVROt3M/s1600/68+copy+copy.jpgNhững câu hỏi này thật thường tình, nó chẳng có gì cao xa cả. Nhưng nếu mà các Dư Luận Viên hoặc những ai còn ca tụng Hồ Chí Minh và CSVN là những người yêu nước có thể trả lời chính xác được 1/3 số câu hỏi này thôi thì tôi sẽ tự nguyện không viết bài về sự thật CSVN nữa. Sở dĩ tôi gọi là “Những câu hỏi không thể giải đáp” là vì tôi biết nó bất khả thi với sự ngụy biện và thực tế không thể chối cãi của CSVN.
Ngoài ra bài viết này tôi cũng xin giành tặng anh Nguyễn Ngọc Già bởi vì trước khi bị bắt, anh đã có những thách thức mà không Dư Luận Viên, đảng viên nào có thể giải thích được. Nay anh đang ở tù, với lòng cảm mến của mình đối với anh. Tôi xin gửi đến Dư Luận Viên, đảng viên CSVN những câu hỏi của tôi với cam kết như đã nêu trên.

BÀ MẸ QUẢNG NAM BẠC PHƯỚC (Trần Trung Đạo)

tuongbamevnanhhungĐọc bài thơ TÔI CHẾT RỒI XIN HÃY ĐỂ TÔI YÊN của nhà thơ Trần Mạnh Hảo viết thay tâm sự của bà Nguyễn Thị Thứ:
Tôi đã chết rồi trong đất mẹ yên nằm
Xin đừng bêu đầu tôi trên đá biếc
Đừng bắt tôi làm anh hùng khi đã chết
Anh hùng nằm trong mộ lại hi sinh
Gần tròn 10 năm trước trên talawas tôi cũng đã viết về cụ bà Nguyễn Thị Thứ, khi bà cụ còn sống:


Câu chuyện về gia đình Đ/tá Hồ Ngọc Cẩn (Giao Chỉ-SJ)

NGƯỜI VỢ LÍNH Ở THỦ ĐỨC

hongoccan_nguyenthicanh 
Đám cưới nhà quê. Chuyện người vợ
Mùa xuân năm 1959. Họ đạo Thủ Đức có đám cưới nhà quê. Cô dâu Nguyễn thị Cảnh mỗi tuần giúp lễ và công tác thiện nguyện cho nhà Thờ. Chú rể là anh trung sĩ huấn luyện viên của trường bộ binh Thủ Đức. 







Hồi ức một quân nhân Mỹ trở thành linh mục - Thanh Trúc, RFA

Từ John Tabor trở thành Dương Tấn Bằng
Ảnh minh họa, Chiến tranh Việt NamNăm 1963, một người lính trẻ cấp bậc binh nhì theo đoàn quân Mỹ sang Việt Nam để giúp miền Nam chống lại quân Bắc Việt.
Hai nơi anh binh nhì John Tabor đóng quân là Đà Nẵng và Bến Lức. Hai năm rưỡi chiến đấu trong quân ngũ, chứng kiến những cảnh tang tóc và mất mát của chiến tranh, chàng GI bằng mọi cách xin giải ngũ để đi tu và trở thành một linh mục.
Cha học ở Đại Chủng Viện Sài Gòn. Học tiếng Việt một năm trời lúc đầu cha không hiểu cho lắm, mãi năm thứ hai cha mới bắt đầu lĩnh hội được. Sau đó cha bắt đầu học chương trình mục vụ và tu sĩ để làm linh mục. Thế mà cha đã thi đậu và làm linh mục như anh em cùng học lớp với cha. 

Đây Là Sự Thật: Những tên đang cầm đầu đảng cộng sản Việt Nam

  
Đây Là Sự Thật: Những tên đang cầm đầu đảng cộng sản Việt Nam 
Tâm Anh và Đặng Chí Hùng. 
Đài phát thanh ĐÁP LỜI SÔNG NÚI 

Kết cục cuộc chiến Việt Nam và những quyết định từ Hà Nội - Việt Hà

Giáo sư sử học Nguyễn Thị Liên Hằng thuộc trường đại học Kentucky và cuốn ‘Hanoi’s War’ tạm dịch là ‘Cuộc Chiến Hà Nội’, được xuất bản vào năm 2012.Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc 40 năm qua nhưng rất nhiều điều về cuộc chiến vẫn còn tiếp tục là chủ đề gây chú ý tại Mỹ. Các sử gia Mỹ đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và viết về cuộc chiến này để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết cục của cuộc chiến. Giáo sư sử học Nguyễn Thị Liên Hằng thuộc trường đại học Kentucky là người có những nhận định khá khác biệt so với những sử gia Mỹ khác về những nguyên nhân dẫn đến kết cục của cuộc chiến. Điều này đã được bà đề cập trong cuốn ‘Hanoi’s War’ tạm dịch là ‘Cuộc Chiến Hà Nội’, được xuất bản vào năm 2012. Việt Hà phỏng vấn giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng về những phân tích của bà về cuộc chiến. 

Viết trong nước mắt – vợ tù nhân lương tâm Ngô Hào

  
Viết trong nước mắt – vợ tù nhân lương tâm Ngô Hào 
Nguyễn Thị Kim Lan - Minh Nguyệt trình bày 
Đài phát thanh ĐÁP LỜI SÔNG NÚI

vendredi 20 mars 2015

Bản Tin Tức Cuối Cùng của Đài Phát Thanh Sàigòn ngày 29-04-1975

Bản Tin Tức Cuối Cùng của Đài Phát Thanh Sàigòn ngày 29-04-1975 

 THÁNG TƯ ĐEN Hoàng Nguyên xin gởi lại bản tin cuối cùng của đài phát thanh VNCH nầy để chúng ta cùng nhớ lại ngày Quốc Hận 30-4-1975.
(Đoạn video nầy được ghép hình ảnh dài nguyên bản tin trên 11 phút)

   Xướng ngôn viên MAI THY 

Bài Quốc Ca Hát Trên Đất Nước Ngày Cuối Cùng

Cuộc Chiến Đấu Bi Hùng của Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu
Đào Vũ Anh Hùng


LTS – Bài viết dưới đây đã được nữ xướng ngôn viên Liên Bích của đài phát thanh VBS, Dallas đọc trong buổi lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực 19-6-97 tại Arlington, Texas, gây xúc động toàn thể cử tọa.







...the dirtiest "Old Vi Xi" !!!

Báo Life phát hành 5/8/1957 có đăng tin với tựa The Kissingest Communist – Người Cộng Sản Hôn Nhiều Nhất- để nói về Hồ Chí Minh(HCM).
https://truehochiminh.files.wordpress.com/2015/01/images-2565656.jpg?w=459&h=368Trong dịp viếng các nước cộng sản ở Âu Châu, tại Poland HCM đã làm nhiều người chú ý đến báo chí phải đăng tin về hành động xem ra kém văn hóa này của người lãnh tụ cộng sản Việt Nam.
Bản tin ngắn diễn tả khá trọn vẹn mỗi lần Hồ làm hành động ôm hôn.
Khi Hồ Chí Minh, chủ tịch của nước cộng sản miền Bắc, đến thăm xứ Poland tuần rồi trong dịp đi viếng 9 quốc gia cộng sản, ông ta bất ngờ thay đổi tư  cách từ một người  Á Châu trầm tĩnh trở thành người du khách xung tính. Cách phô trương của ông ta bày tỏ lối hôn giữa những đồng chí với nhau, nhưng điều này không  được người ta đánh giá như  vậy, ngay cả những người Nga uống rượu Vodka cũng không làm như thế. Đây là lần viếng thăm vinh quang của Hồ Chi Minh tại Âu Châu, nơi mà một lần ông ta đã lang thang như một bồi nhà hàng, một phụ tá chụp hình, và một người làm cách mạng được cộng sản bí mật huấn luyện. Như một nhà cách mạng đã thắng Bắc Việt Nam cho Cộng Sản, ông ta được tiếp đón bởi những thành viên của Đảng Polish với nhiệt tình.

Hồi ức 30/4 của người Việt tại Âu Châu - Tường An, thông tín viên RFA

Paris. Đại lộ Gay Lussac, 3 giờ chiều ngày 27 tháng 4, 1975, sinh viên các đại học Paris, đại học Orsey đeo tang diễu hành...Việt Nam mất vào tay cộng sản 3 ngày sau đóTrong chuyến trốn chạy chế độ Cộng sản sau ngày 30/4, hoặc di tản bằng máy bay, hoặc vượt thoát bằng thuyền hay được bảo lãnh bởi người thân, bằng cách này hay cách khác họ đã đến Đức, Pháp, Hà Lan.v.v…. Sau đây là hồi ức 40 năm của những người Việt tị nạn tại Âu châu
Ngày thống nhất đất nước cũng là ngày bắt đầu những chia lìa, những bắt bớ, sợ hãi, nghi ngờ và cả một chuỗi tang thương nối tiếp. Kính mời quý vị cùng chúng tôi sống lại một ngày của kinh hoàng, của tiếng cười chìm sâu trong tiếng khóc qua hồi tưởng của một số nhân chứng tại Âu châu.

Số phận những người trên tàu Thương Tín sau 40 năm - Hòa Ái, phóng viên RFA

Pic-1-000_APP2000052916857-.jpgChiếc tàu mang tên Việt Nam Thương Tín chở hơn 600 người di tản vào ngày 30/4/1975 và đã quay lại VN với số lượng người hơn gấp đôi so với lúc ra đi 6 tháng sau đó. Số phận của những người trở về này ra sao sau 40 năm?
Trong số các chiếc tàu rời cảng Sài Gòn chở người di tản trong những giây phút cuối cùng của cuộc chiến tranh VN thì tàu Việt Nam Thương Tín luôn được nhắc đến trong suốt 40 năm qua bởi vì đây là chiếc tàu độc nhất quay trở về.
Thương thuyền Việt Nam Thương Tín có trọng tải hơn 6 ngàn tấn với hơn 600 người bắt đầu cuộc hành trình vào ngày 30/4/1975. Khi tàu chạy được 7 hải lý trên sông Lòng Tảo đến khu vực rừng Sát thì bị trúng 3 viên đạn pháo B40 gây thiệt mạng cho Nhà văn Chu Tử và 1 cháu bé. Mặc dù con tàu bị hư hại nhưng cuối cùng vẫn cập bến Apra, đảo Guam an toàn.

CÔ NHÍP: CÓ AI CÒN NHỚ?

Kim Chi(Sài Gòn Báo – facebook)

Hình ảnh của cô Nhíp 40 năm trước và Nhíp của hiện nay...Ngày 29/4/1975, xe tăng của Phe Cách Mạng đã vào đến cửa ngõ Sài Gòn theo hướng Tây Bắc. Trên xe có một cô gái trẻ, xinh đẹp, đầu đội mũ tai bèo, dẫn đường. Sau này, đạo diễn Nguyễn Trí Việt của Hãng phim Giải Phóng đã dựa vào hình tượng đó để dựng thành phim: Cô Nhíp!
Cô Nhíp (Cao Thị Nhíp – cách mạng thì gọi cô là Nguyễn Trung Kiên), tên thật, người thật, việc thật (có nhiệm vụ dẫn xe tăng của phe Cách Mạng vào Sài Gòn) giờ cô ở đâu? Sau khi hoàn thành nhiệm vụ cao cả đó, cô được gì? cô làm gì? cô ra sao?

Trả lời: cô Nhíp đã qua Mỹ sống từ lâu. Cô đã mang quốc tịch Mỹ với tên họ khác. Một khoảng đời với cái tên Nhíp trước đây, cô đã tự chôn vùi.


Hình ảnh của cô Nhíp 40 năm trước

Con tàu Việt Nam Thương Tín ,tháng 4 Đen "Di Tản & Hồi Hương"

Con tàu Việt Nam Thương tín là một con tàu vận tải hàng hải được biết đến vì chuyến hải hành vượt biển ngày 30 Tháng Tư, 1975 từ Sài Gòn, Việt Nam sang đến Guam, chở hơn 650 người Việt tỵ nạn. Song khi cặp bến con tàu này lại dùng để đưa gần 1600 người Việt hồi hương, trở về Việt Nam dưới chính thể mới của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

 

 

Viết trong nước mắt – vợ tù nhân lương tâm Ngô Hào

  
Viết trong nước mắt – vợ tù nhân lương tâm Ngô Hào 
Nguyễn Thị Kim Lan - Minh Nguyệt trình bày 
Đài phát thanh ĐÁP LỜI SÔNG NÚI

lundi 16 mars 2015

Nói với người cộng sản: Nguyễn Phú Trọng sẽ chính thức đi thăm Mỹ

  
Nói với người cộng sản: Nguyễn Phú Trọng sẽ chính thức đi thăm Mỹ 
Tiến Văn biên soạn - trình bày của Dian 
Đài phát thanh ĐÁP LỜI SÔNG NÚI

30/04/1975 dưới góc nhìn của một nghệ sĩ - Mặc Lâm

Trong chương trình VHNT hôm nay khách mời của chuyên mục Ký Ức 40 năm là nhà thơ, nhà báo Đỗ Trung Quân nói về những suy nghĩ của anh về những gì xảy ra trong 40 năm qua dưới cái nhìn của một nghệ sĩ, một người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

Đôi khi cũng vô tình

do-trung-quan-622.jpgLà một thanh niên vừa 21 tuổi trong ngày 30 tháng Tư năm 1975, Đỗ Trung Quân là một trong những thanh niên hưởng ứng sớm nhất phong trào Thanh niên xung phong lên đường xây dựng kinh tế theo sự cổ động của nhà nước và rồi sau đó cuộc sống kéo nhà thơ vào công tác báo chí cũng như sáng tác mà điểm cao nhất là bài thơ nổi tiếng “Quê Hương” của anh được Giáp Văn Thạch phổ nhạc.
Đỗ Trung Quân còn được biết là người dẫn chương trình dễ mến trong các buổi trình diễn của Duyên Dáng Việt Nam và các chương trình TV khác.
Trong suốt 40 năm sau ngày thống nhất đất nước ấy, Đỗ Trung Quân thú nhận rằng đôi khi anh cũng vô tình đối với những mảnh đời, những số phận cũng như những bi kịch xã hội mà trong đó anh đang sống.
Trao đổi với chúng tôi, trước tiên nhà thơ cho biết:

dimanche 15 mars 2015

Sầu Trên Bước Cạn, thơ Trần Văn Lương



SINH VI TƯỚNG, TỬ VI THẦN - Tác Giả: Nguyễn Lý Tưởng


https://lh3.googleusercontent.com/-VrCG_AVPx5Y/Uj9WaTF-b5I/AAAAAAAAAWQ/rVnre_xCA8U/s400/img1.jpgNgười xưa thường nói: "Sinh vi tướng, tử vi thần" nghĩa là khi còn sống làm tướng chỉ huy quân đội, khi chết trở nên thần thánh được nhân dân tôn thờ). Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Ðinh Bộ Lĩnh, Lê Ðại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Ðạo, Quang Trung v.v. là những anh hùng trong sử sách Việt Nam, tuy đã chết nhưng vẫn còn được sùng kính như những vị thần thánh của các tôn giáo. Họ là những vị thần của dân tộc Việt Nam và sẽ phù hộ cho chúng ta trong cuộc tranh đấu chống xâm lăng, chống CS, đem lại tự do, thanh bình và thịnh vượng cho dân tộc.
Nhân ngày quốc hận 30 tháng 4, chúng ta hãy nhớ đến một số các vị anh hùng đã chứng tỏ tinh thần bất khuất trước kẻ thù, đã nêu gương trung liệt đối với tổ quốc và đồng bào. Hôm nay, chúng tôi xin được phép nói về "Ngày Quốc Hận 30-4" bằng nhắc lại cuộc sống và những giây phút cuối cuộc đời của những vị tướng đã hy sinh mạng sống mình để chứng tỏ lòng trung thành với tổ quốc bất khuất trước kẻ thù: 

Vượt Biên Đường Bộ : Cuộc Trốn Chạy Bằng Chân Nam Nguyên, RFA 2009/04/30

PhotoSự cáo chung của VNCH năm 1975, dẫn tới việc cả triệu người đã bỏ nước ra đi tìm tự do. Bên cạnh số lượng đông đảo những người vượt biển đến các trại tỵ ở các nước Đông Nam Á, cả trăm ngàn người khác đã vượt qua hai lần biên giới bằng đường bộ.
Nam Nguyên ghi nhận lại chặng đường của người tỵ nạn bằng đường bộ trong thập niên 1980.




Hồi ức tuần lễ cuối cùng ở Sài Gòn, 30/4/1975 kết thúc chiến tranh VN

Phi trường Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn hôm 30-4-1975.Ngày 30 tháng Tư năm 1975, cuộc chiến tranh VN kéo dài 21 năm đã kết thúc, hai triệu ngưới Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc thiệt mạng, bên cạnh đó là sự hy sinh của 58 ngàn quân nhân Hoa Kỳ, đồng minh chính yếu của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
Tháng 3/75 sau khi ra lệnh rút quân khỏi Pleiku Kontum, một quyết định dẫn tới sự sụp đổ hỗn loạn ở vùng cao nguyên trung phần và các tỉnh phía bắc VNCH, chạy dài từ Huế vào  tới Phan Rang.  



Cựu binh chiến tranh VN từ Virgin Islands và những vết sẹo khó phai

HARRY-DANIEL-622.jpgPhần lớn những cựu binh chiến tranh Việt Nam đang ở độ tuổi ngoài 60. Họ trở về nước với bệnh rối loạn tâm lý sau sang chấn PTSD. Một số người tham gia trong dự án về bộ phim tư liệu này vẫn còn phải điều trị chứng bệnh này. Những người trực tiếp tham chiến vẫn còn nặng nề những suy nghĩ về cuộc chiến. Bà Keenan kể:
“Một số người phải uống thuốc mới ngủ được, họ gặp ác mộng. Có vài  người thậm chí còn nói với chúng tôi rằng sau cuộc phỏng vấn này có lẽ họ không còn sức trò chuyện gì được trong vài tuần vì dư âm quá nặng nề. Nhiều người mới chỉ bắt đầu tìm kiếm điều trị cho căn bệnh của họ.”
Một số cựu binh đã quay trở lại Việt Nam kể từ sau cuộc chiến để thăm lại mảnh đất này, tuy nhiên những người chưa trở lại vẫn đau đáu một nỗi ám ảnh. Cựu binh có tên là Rolando Roebuck cho biết ông đã quay lại Việt Nam vài lần kể từ khi cuộc chiến kết thúc. Ông cho rằng việc quay lại sẽ khiến quá trình hàn gắn sau chiến tranh của các cựu binh diễn ra nhanh hơn.

Một lá thư trần tình hay nhất thế giới

imageNgày 21/4/1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, tôi còn nhớ rõ lời ông Thiệu nói:
“Mất một Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, quân đội còn Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kế bên anh em chiến sĩ”.
Lời tuyên bố của ông Thiệu đã gây cho tôi sự xúc động. Thế rồi lời tuyên bố ấy cũng đã bay theo gió, khi số lớn cấp chỉ huy trực tiếp điều hành guồng máy quốc gia đã vỗ cánh chim bay sang ngoại quốc, tìm nơi ẩn trốn an lành, bỏ mặc quê nhà, dân tộc và quân đội đang chết đuối trong cuồng phong súng đạn tơi bời, Thiếu Tướng Nam, Hưng, Hai, Vỹ, Phú. Nhắc đến đây tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào.
Ôi tiếng súng nổ rền vang trên khắp lãnh thổ. Mùa hè năm 1972, nhà văn Phan Nhật Nam đã mệnh danh là mùa hè đỏ lửa. Mùa hè máu. Mùa hè cuối đầy yêu đương. Mùa hè tận cùng vực thẳm. Còn mùa hè 30/4/1975 bi thương thê thảm ngần nào? Chúng ta còn đủ ngôn từ để diễn tả tận cùng nỗi thương tâm kinh hoàng của sinh ly, từ biệt, cuống cuồng ấy không? Tin thất trận từ các Vùng 1,2,3 bay về dồn dập. Có những nơi chưa đánh đã bỏ cho địch tràn vào. Cũng có nơi quyết liều tử chiến. Thảm thương thay, cuộc rút quân hỗn loạn bi đát chưa từng có trong lịch sử và quân sử.

QUỐC HẬN hay NGÀY TỰ DO? (Trường Sơn Lê Xuân Nhị)

dienhanh_canadaTrong thời gian gần đây, tự dưng, ông Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải ở xứ Canada lạnh lẽo, bỗng trở thành nổi tiếng. Lý do, ông Thượng Nghị Sĩ đệ trình dự luật S-219 ra Quốc Hội Canada, đề nghị chọn ngày 30/4 là Ngày Tự Do. Dự luật chưa được quốc hội Canada phê chuẩn thì phản ứng của cộng đồng Việt Nam đã nổi lên mãnh liệt. Email bay qua bay lại um sùm trời đất như ngày xưa Việt Cộng pháo kích. Đa số là chống đối chuyện này, và thậm chí, có người còn coi ông như là một tay sai của Việt Cộng.

Trung Tá Nguyễn Văn Long: Bảo Quốc công thần

Trung Tá Nguyễn Văn Long: Bảo Quốc công thần
  


 
Chương trình Nghệ Sĩ và Đời Sống, do Trường Kỳ thực hiện. 2005

Người lính Nghĩa Quân trong tim tôi - Nguyễn Thanh Thuỷ

Năm tôi được 10 tuổi, gia dình tôi bỏ ruộng vườn vào ở trong khu Ấp chiến lược, được bao bọc bởi một vòng thành kiên cố có kẽm gai, có hào sâu chung quanh. Ở hai đầu ấp có hai cái đồn nghĩa quân nhỏ. Ba má tôi thỉnh thoảng trở về nhà làm ruộng, gặt lúa ban ngày, rồi ban đêm vào xóm ở. Ấp Chiến lược là một công trình chiến lược dùng để cô lập Việt Cộng ra khỏi dân chúng. Việt Cộng hay trà trộn trong dân và bắn giết dân chúng, quân lính Việt Nam Cộng Hòa.
Lúc nầy VC bắt đầu nổi dậy mạnh ở miền Tây, thâu thuế, giết hại dân thường, ám sát Xã trưởng, Ấp trưởng của VNCH gây kinh hoàng cho dân chúng, gây mất ổn định cho xã hội miền Nam đang sống trong thanh bình. Họ bịt mắt, chặt đầu hay chôn sống bất cứ người nào họ nghi ngờ là đang cộng tác với chính quyền VNCH. Khu ấp chiến lược tôi ở được bảo vệ bởi một trung đội nghĩa quân, gồm có 3 tiểu đội. Các chú lính hay ở trong đồn còn vợ con họ sống trong các căn nhà nhỏ trong xóm. Nhà tôi ở gần nhà ông Tiểu đội trưởng, tôi kêu là chú Tấn.



Ngày 27 tháng 4 năm 1975

Ngày 27 tháng 4 năm 1975
Sinh viên VN .tại Pháp xuống đường để tang cho miền Nam.

mercredi 11 mars 2015

Tấm thẻ bài - Thanh Vân

Mười hai năm rồi em không gặp anh và sẽ không bao giờ gặp được anh nữa vì anh đã bỏ mình trong trại cải tạo đã sáu năm qua.

Sáng nay nhận được thơ bạn anh từ Quê Hương gởi sang, nói đã làm xong nhiệm vụ em nhờ, đã đưa được hài cốt của anh từ Vĩnh Phú về Huế, nơi anh đã sinh ra, đã lớn lên, nơi chúng mình đã gặp nhau và thề nguyền sẽ yêu nhau mãi mãi, em buồn vui lẫn lộn.

Anh ơi, em vui vì biết anh đã về lại được Quê Hương nhưng em xót xa khi đọc đến đoạn bạn anh viết về những gian nan phải vượt qua khi đi tìm mộ anh, vì tất cả chỉ là núi rừng hoang dại, mổi người tù chết đi chỉ được vùi sơ với miếng đá nhỏ ghi tên họ và ngày lìa đời cắm trên nấm mộ thấp. Đau đớn nhất cho em là khi đọc đến đoạn bạn anh kể xác thân đã rã mục của anh vẫn còn được bao trong chiếc áo len em tặng anh ngày xưa, chiếc mền dù bao phủ thân anh vẩn còn nguyên nhưng nơi xương cổ anh có mang thêm sợi xích nhỏ với tầm thẻ bài bằng nhôm ghi rõ tên họ và lý do bị quản thúc là "phản quốc"!

Chuyện Người Nghĩa Quân Thờ Hình Của Chính Mình - Phạm Thành Châu.

https://ongvove.files.wordpress.com/2009/04/linhvnch_hanhquan.jpg?w=830Rừng thiêng sơn trại không hò trận
Chỉ thấy tiêu điều những bóng ma

Viên Linh

Tết năm đó tôi về Việt Nam ghé thăm bạn bè. Đến miền Trung, tôi được một người bạn rủ thăm mộ một người bạn khác. Từ một thị trấn miền biển, chúng tôi ra quốc lộ Một, theo hướng bắc, lên một đèo nhỏ, đến đỉnh đèo, thay vì xuống dốc, bạn tôi cho xe chạy vào một đường mòn dọc theo chân núi. Đây là một vùng hoang vắng, cằn cỗi, toàn đá, cây lưa thưa, cao không quá đầu người. Chiếc xe gắn máy cứ nhảy chồm chồm, như con ngựa trở chứng, mấy lần suýt ngã xuống vực. Cuối cùng chúng tôi cũng đến được một nơi, hơi bằng phẳng, có mười mấy ngôi mộ đất, nằm rải rác trên một diện tích khoảng một cái sân lớn. Bạn tôi chỉ một mô đất có miếng gỗ nhỏ ghi chữ Tư bằng hắc ín bạc màu.

QUA NHỮNG TRẠI TÙ CỘNG SẢN ...- CAO HOÀI SƠN

quận Hòa Đa năm 1971 (photo GCH LuKe)Mười hai giờ trưa ngày 30/4/75 . Tổng thống VNCH Dương văn Minh đọc trên Ðài phát thanh Sài gòn, ra lệnh cho Quân Lực VNCH buông súng , chờ giao chính quyền cho Cộng Sản . Như cơn sét đánh bên tai, tôi bàng hoàng trong giây lát . Miền Nam mến yêu đâu còn nữa, qua bao năm chiến đấu tốn không ít máu xương, giờ phải chịu buông súng đầu hàng

Tôi chào từ biệt vị Tiểu đoàn trưởng TD/229/ÐP Nguyễn hữu Tiến và anh em trong đơn vị , tìm đường trở về quê Chợ Lầu , Phan rí thăm mẹ già và vợ cùng hai con .Tôi băn khoăn mãi không biết nên đi bằng đường bộ hay bằng ghe và khi về thì phải trình diện ở đâu . Chợ Lầu tuy là quê tôi nhưng mà tôi đã gây ân oán giang hồ với VC nằm vùng rất nhiều, vì khi còn ở DD118/ÐPQ . Tôi đã chỉ huy binh sĩ làm cỏ bọn du kích nằm vùng nhiều quá , có thể chưa kịp nhìn thấy Vợ con thì đã bị trả thù cũng có . Tôi cũng vừa nhận được tin ba tôi đã tự tử chết tại nhà, mãi đến ba ngày sau ông ngoại tôi lên xã xin đem chôn mới được” Cách mạng”đồng ý .

Sông Mao, ngày tháng cũ

(Mến tặng các chiến hữu trung đoàn 44/SĐ23 BB)

(Trích Tâp san BĐQ số 33 : Sông Mao,…)

Tốt nghiệp khóa 4 Chỉ huy Tham mưu vào cuối tháng 6/ 1968. Tôi nhận được sự vụ lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu (TTM) ra trình diện Sư đoàn 23 BB. Theo lời ghi trong lệnh: để bổ sung cán bộ tiểu đoàn trưởng theo phiếu trình của SĐ23 trước đó.

30.4.75 – Tháng Ba buồn … hiu !

https://ongvove.files.wordpress.com/2010/03/img0704.jpg 

Địa Phương Quân & Nghĩa Quân của QLVNCH

Mục đích:
Bài nầy viết để vinh danh những “Anh Hùng Vô Danh” Địa Phương Quân và Nghĩa Quân  trong cuộc chiến 1954-1975, họ là những người chịu nhiều đau thương nhất, tổn thất cao nhất so với các binh chủng khác trong QLVNCH, đồng thời họ chịu nhiều sĩ nhục từ phiá Cộng sản.

Vì chính CSVN xem họ là kẻ thù nguy hiểm nhất qua 2 câu vè tuyên truyền của VC thời đó:

“Ngàn hai bắt được thì tha.
Chín trăm bắt được đem ra chặt đầu”

Viết Về Người Lính Địa Phương Quân - Nguyễn Hữu Nghĩa

Trước nay tôi rất ít khi viết về đời lính. Thứ nhất, vì không tránh được cái tôi (đáng ghét). Thứ hai, vì tôi chỉ là lính con so (10 tháng quân trường, 8 tháng chiến trường), là cấp chỉ huy thấp nhất (chuẩn úy) ở binh chủng "mạt" nhất (Địa Phương Quân), công trận chưa có gì để hãnh diện. Tôi vẫn nghĩ rằng, muốn viết về lính, tác giả nên là một quân nhân có binh nghiệp lớn (cao cấp, thâm niên), xuất thân từ những binh chủng oai hùng (Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân), vào sinh ra tử (Biệt Kích), bay bướm (Không Quân) hay pha chút lãng mạn (Hải Quân). Tác phẩm nên đề cập những mặt trận lớn (Hạ Lào, Bình long, Xuân lộc, Dakto), những địa điểm danh tiếng (Khe Sanh, Charlie).

Nỗi buồn 30/4 của những sinh viên du học (Tường An, thông tín viên RFA)

http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/the-sadness-of-vns-students-in-europe-ta-03092015120535.html/sinh-vien-tai-Phap-bieu-tinh3-600.jpg/imageNhững ngày cuối tháng 4 của 40 năm về trước, hàng ngàn sinh viên du hoc ở Pháp, Đức, Bỉ..v.v.. đã đón nhận những bản tin dồn dập đến từ quê hương với tâm trạng hụt hẫng, hoang mang. Từ những thanh niên đang ở độ tuổi hồn nhiên, bỗng chốc họ trở thành những kẻ vô Tổ quốc với những lo toan cho một tương lai vô định. Anh Nguyễn Đình Hải, sinh viên du học tại Bỉ từ năm 1969 bày tỏ :
«Trước đó tụi này theo dõi tình hình trên báo chí và đài truyền thanh, truyền hình rất cặn kẽ. Ngày 30/4 khi nghe tin Sài Gòn thất thủ thì phải nói là tụi này rất là hoang mang, mình không biết mình phải làm gì trong thời điểm đó. Sau đó là một cơn buồn ray rứt bởi vì khi mình đi ra khỏi đất nước, mình đi với hoài bão một ngày nào đó mình sẽ trở về để mình đóng góp, xây dựng, lúc bấy giờ mình cảm thấy mình rất là bơ vơ và hoang mang. Nhưng mà liền sau đó thì tụi này nghĩ mình vẫn phải tiếp tục làm cái gì đó để hữu ích cho đất nước, thì lúc đó tụi này đứng ra thành lập «Nhân bản dân tộc văn nghệ đoàn.»

mardi 10 mars 2015

Hung hãn và hèn nhát



Hung hãn và hèn nhát 
Tuấn Khanh - Giọng đọc Minh Nguyệt 
Đài phát thanh ĐÁP LỜI SÔNG NÚI

dimanche 8 mars 2015

Trận đánh cuối cùng của một Đại úy Bộ binh VNCH (Hòa Ái, phóng viên RFA)


http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/the-last-battle-of-an-arvn-infantry-captain-03062015130329.html/000_ARP1957339.jpg/@@images/40d1eef6-72a3-4fd6-b943-d1a7def67e10.jpegCác trận đánh cuối cùng của những người lính thuộc Quân lực VNCH trước khi có lệnh buông súng vào ngày 30/4/1975 luôn ám ảnh những cựu quân nhân trong suốt 40 năm qua. Sau đây là hồi ức về 1 trận đánh ở chiến trường Quận Tân Uyên, phía Nam chiến khu D của cựu Đại úy Bộ binh Nguyễn Văn Thanh mà ông cho rằng sẽ không bao giờ quên cho đến ngày nhắm mắt. Bắt đầu cuộc trò chuyện với Hòa Ái, ông Nguyễn Văn Thanh chia sẻ:
Với tôi là 1 quân nhân đã tham gia nhiều chiến trường nhưng với trận đánh này vẫn nằm trong tâm khảm của tôi suốt 40 năm qua. Khía cạnh tôi muốn nói ngày hôm nay không phải ở phương diện giao tranh với súng đạn mà là sự gắn kết giữa người chỉ huy với những người lính thuộc quyền trong những giờ phút thật là đặc biệt, tức là hơn 10 tiếng đồng hồ nữa là chấm dứt một cuộc chiến tranh tương tàn giữa Nam và Bắc.

vendredi 6 mars 2015

“Tháng Ba gãy súng” - Cao Xuân Huy

 
 “Tháng Ba gãy súng” - Cao Xuân Huy (P1) 

Xuân về nghĩ đến Anh Hùng Vô Danh QuaThơ Đằng Phương - Nguyễn Ngọc Huy

https://vuongthuc.files.wordpress.com/2013/12/animated-picture-gshuy.gif?w=64040 năm qua, trong trái tim của hàng triệu người Việt, vì tự do phải biền biệt lưu vong, không ai mà lòng không quặn thắt khi nghĩ đến quê nhà. Từ ngày dựng nước đến nay, biết bao nhiêu anh hùng không tên, không tuổi mà máu xương họ đã thấm sâu vào lòng đất Mẹ. Họ là ai? *Họ là kẻ tự nghìn muôn thuở trước - đã phá rừng xẻ núi lấp đồng sâu. Họ là những anh hùng vô danh đã vì đồng bào dân tộc mà vĩnh viễn nằm xuống để làm nên Tổ quốc.


Còn gì xấu hổ hơn nữa?

http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd3/HQPD_1365105540.gifNgày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử Việt Nam như ngày quốc hận của toàn dân và bắt đầu bằng quốc hội Canada, sẽ được lịch sử thế giới ghi dấu như tội ác chống nhân loại của đảng CSVN. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đặng Chí Hùng với tựa đề: "Còn gì xấu hổ hơn nữa" sẽ được trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
 
 
 

jeudi 5 mars 2015

Bộ ảnh ngực trần cho bú tuyệt đẹp của bà mẹ Nha Trang

Bộ ảnh ngực trần cho bú tuyệt đẹp của bà mẹ Nha Trang
http://eva-m-img.24hstatic.com/upload/1-2015/images/2015-03-05/1425543694-ac.jpgĐiều đặc biệt tuyệt vời hơn nữa, bộ ảnh nude đầy ý nghĩa này do chính tay người chồng thực hiện.
Ấn tượng với bộ ảnh ngực trần cho con bú nổi tiếng thế giới của nhiếp ảnh gia người Nga Elena Karneeva, anh Trần Cường (sinh năm 1988) - một ông bố Việt trẻ mới lên chức, đồng thời là một nhiếp ảnh gia có tiếng ở Nha Trang cũng đã quyết định thực hiện một bộ hình tương tự để lưu giữ những khoảng khắc không thể nào quên của chính vợ và con trai mình. Bộ hình mới được anh Trần Cường đăng tải trên facebook cá nhân của mình không lâu và đã nhanh chóng thu hút sự chú ý, quan tâm mạnh mẽ từ cộng đồng mạng.
Hai nhân vật chính trong bộ ảnh táo bạo nhưng đầy ý nghĩa của anh Cường chính là người vợ - chị Huyền Trang (sinh năm 1989) và con trai nhỏ, bé Bảo Nam (hiện được 15 tháng tuổi). Anh Cường cho biết, vợ chồng anh yêu nhau đã được 6,7 năm, sau đó mới đi tới hôn nhân và có con trai đầu lòng vào năm ngoái.
"Tôi được biết đến bộ ảnh này là của 1 nhiếp ảnh người Nga mà bản thân rất hâm mộ. Tôi thích bộ ảnh đó từ lúc vợ mang bầu, ấp ủ đợi con lớn rồi sẽ thực hiện lại, để làm kỉ niệm. Tôi thấy bộ ảnh toát lên sự thiêng liêng tình mẫu tử, nuôi con từ bầu sữa ngọt ngào. Bản thân tôi là nhiếp ảnh gia nên tôi rất thích chụp để thỏa đam mê, mà chụp cho vợ mình, con mình thì lại càng tuyệt vời", anh Cường cho biết.

Hãy nói trước ngày chết

Hãy nói trước ngày chết 
Trần Trung Đạo  - Trong lịch sử nhân loại, không có một chủ nghĩa nào tàn bạo hơn chủ nghĩa Cộng Sản. Từ khi Tuyên ngôn đảng cộng sản ra đời năm 1848 cho đến khi bức tường Bá Linh bị đập đổ vào 1989, khoảng gần 100 triệu người từ nhiều quốc gia đã bị giết. Hơn hai mươi năm qua, mặc dù ngọn lửa vô thần đã tắt trên phần lớn quả địa cầu, một góc trời phương đông lửa vẫn còn đỏ rực, nhà tù vẫn còn giam giữ nhiều người bất đồng với chế độ độc tài toàn trị và tự do vẫn là một bóng mây xa.

mercredi 4 mars 2015

Cao Xuân Huy và “Tháng Ba gãy súng”

vietnam-war-1966-305.jpgCao Xuân Huy và “Tháng Ba gãy súng”
Mặc Lâm, phóng viên RFA
Tác phẩm “Tháng Ba gãy súng” của tác giả Cao Xuân Huy đã tái bản được 10 lần và chính tác giả cũng bất ngờ với kết quả này. Trong không khí của những ngày cuối tháng Tư, mời quý vị nghe lại một câu chuyện mà bất cứ người dân Việt Nam nào khi nghĩ đến cũng đều xót xa trong lòng cách này hay cách khác.


mardi 3 mars 2015

Nợ Đời Một Nửa, Còn Một Nửa Ơn Em



https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTHta8-7UlHFziEPC3Iq0UiFlfQIEBAVYbIdjqCsOMVp7hVXGFO phạmtínanninh



(Viết cho em và những người vợ lính trung hậu)
Thời còn đi học, lang thang từ Nha Trang đến Sài Gòn, dù con nhà nghèo, học tàm tạm, và nhan sắc dưới trung bình, tôi cũng đã mang tiếng đào hoa. Cho nên có muốn kéo dài thêm cái đời học trò để được mơ mộng đủ thứ chuyện dưới biển trên trời thiên hạ cũng đâu có cho. Rồi có phải thuộc giòng hào kiệt gì đâu, tôi cũng xếp bút nghiên theo việc kiếm cung.

Tealan Minh Tuyết – Con Đường Lá* Đã Chọn

Huy hiệu của Nha Kỹ ThuậtKể lại chuyện tình của hai nhân vật trong truyện đã được đổi tên. Nếu có sự trùng hợp nào là ngoài ý muốn của người viết.
***** Thanh Như:
Tôi vốn sinh ra ở miền Tây, lớn lên ở Sài Gòn nhưng Đà Lạt đối với tôi không xa lạ. Lúc tôi lên mười tuổi, tôi đã biết Đà Lạt vì tôi có dịp lên thăm đồn điền của dì tôi, cũng không xa nơi này lắm. Dượng tôi cứ mỗi cuối tuần từ Sài Gòn lái xe lên đây thường đem tôi theo làm bạn đường. Tôi là một đứa trẻ khỏe mạnh và mập mạp, da dẻ lúc nào cũng hồng hào, nên luôn cảm thấy rất dễ chịu trong không khí mát lạnh của Đà Lạt vào mùa hè. Tôi hay thức dậy đòi theo dì, dượng từ tờ mờ sáng tinh sương để đi ra vườn trong khi mọi người còn an giấc điệp. Khi trời gần sáng, như mộ ngày tiếng chuông công phu của chùa Linh Sơn lại ngân vang đánh thức thế gian bắt đầu một ngày mới.

Ngày Thứ Tư 30.4.1975 / Ngày Cuối Cùng

Cuối Cùng
NGÀY THỨ TƯ,
3O THáNG 4
Cuộc di tản vẫn tiếp tục trong đêm cho đến rạng ngày 30 tháng 4, tuy nhiên con số người Mỹ còn lại ở Sài Gòn vẫn còn nhiều. Vào lúc 1 giờ 30 sáng, Ngoại trưởng Kissinger ra lệnh cho Tòa đại sứ Mỹ phải kết thúc việc di tản vào lúc 3 giờ 45 sáng, giờ Sài Gòn, và Đại sứ Martin phải ra đi trên chuyến trực thăng trước chuyến bay cuối cùng. Tuy nhiên đến 3 giờ 45 sáng, vẫn còn có trên 400 người tại toà đại sứ Mỹ trong đó có cả Đại sứ Martin. Vào lúc 4 giờ 20 sáng, Đô Đốc Gayler đã quyết định kết thúc cuộc di tản và tất cả các phi công đều nhận được lệnh như sau: "Đây là lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ và lệnh này phải được chuyển lại bởi bất cứ phi công trực thăng nào liên được với Đại Sứ Graham Martin. Chỉ có người Mỹ mới được phép di tản và Đại Sứ Martin phải đáp chuyến trực thăng đầu tiên. Phi cơ chở đại sứ Martin phát đi ám hiệu “Tiger, Tiger, Tiger" để báo cho biết rằng ông Martin đã được di tản".


Thời Chinh Chiến

 

Nhìn lại trận đánh Ban Mê Thuột 1975

Nhìn lại trận đánh Ban Mê Thuột 1975
https://ongvove.files.wordpress.com/2010/05/phuthieu_tiec.jpgLời Tòa Soạn: Sau những bài liên quan đến trận đánh Ban Mê Thuột, có nhiều thư từ gởi đến nói lên những nhận xét, góp ý kiến hay những bài trình bày thêm những chi tiết góp phần làm sáng tỏ những bí ẩn của trận đánh này, trong đó có bài dưới đây của Đại Tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Darlac khi trận đánh Ban Mê Thuộc xảy ra. Như Đại tá Luật nói ngay từ đầu, ông chỉ là một Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng của tỉnh Darlac, quyền hạn của ông rất giới hạn. Tư lệnh chiến trường lúc đó là Đại tá Vũ Văn Quang, Tư lệnh phó Sư đoàn 23 Bộ binh, ông chỉ là người thừa hành. Vì thế, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy ông không biết rõ những tin tức tình báo mà Quân đoàn 2 đã thu lượm được cũng như những quyết định của Quân đoàn 2 liên quan đến trận Ban Mê Thuột. Nhưng đối với diễn biến của trận đánh, từ khi mở màng cho tới khi kết thúc, ông nắm rất vững, vì ông là người trong cuộc. Đây là một tài liệu quý báu có thể giúp cho các nhà sử học và các nhà phân tích, phê bình hiểu rõ hơn về trận đánh có tính cách quyết định này.